Skip to main content

Công khai 23 số hotline tiếp nhận tố giác hành vi tăng ɢiá mùa dịch tại các tỉnh phía Nam

Hàng hóa tại các siêu thị ở Bình Dương

Cụ thể, các tổ chức, các nhân tại 23 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi lợi dụng dịch bệnh để thu lời bất chính có thể gọi ngay đến các đầu số điện thoại sau để tố giác.

Theo đó, Phú Yên 0949.144.679; Ninh Thuận 0913.882.175; Bình Thuận 0905.062.669; Lâm Đồng 0913.934.739; Bình Phước 0988.200.568; Bình Dương 0972.777.778; Tp. Hồ Chí Minh 0283.9321.014; Bà Rịa Vũng Tàu 0983.046.959; Đồng Nai 0913.611.018; Tây Ninh 0888.506.792; Long An 0988.252.228; Tiền Giang 0913.686.475; Bến Tre 0918.353.721; Trà Vinh 0944. 322.066; Vĩnh Long 0985.770.399; Đồng Tháp 0913.938.739; An Giang 0913.970.424; Kiên Giang 0913.993.156; Cần Thơ 0903.741.676; Hậu Giang 0911.637.779; Sóc Trăng 0913.983.323; Bạc Liêu 0913.990.177; Cà Mau 0913.986.927.



Việc tiếp nhận các hành vi vi phạm góp phần đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.

Tất cả số điện thoại đường dây nóng do 23 Cục Quản lý thị trường khu vực miền Nam phụ trách sẽ hoạt động thông suốt 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Mọi thông tin sẽ được tiếp nhận theo quy định của pháp luật, đồng thời các thông tin của tổ chức, cá nhân trình báo và nội dung tin phản ánh được giữ bí mật. Quá trình tiếp nhận, xử lý tin báo được thực hiện theo chế độ “Mật” và theo quy định của pháp luật.



Bên cạnh đó, số đường dây nóng tại 23 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cũng tiếp nhận các hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về đo lường, chất lượng, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng diễn ra tại các địa phương.

Ba ưu tiên cho 19 tỉnh, thành áp dụng Chỉ thị 16

Với việc 19 tỉnh, thành áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16, Chính phủ nêu rõ 3 ưu tiên: bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân; bảo đảm hệ thống y tế hoạt động hiệu quả, không bị quá tải; kiềm chế dịch ở mức thấp nhất có thể.



Ngày 17-7, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 969/TTg-KGVX gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch tại một số địa phương.

Không để “chặt ngoài, lỏng trong”

Văn bản nêu rõ: Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, vì mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân là trên hết và trước hết, căn cứ đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế và ý kiến thống nhất của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo: Đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị 16) đối với các địa phương: Cùng với TP HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đã thực hiện, bổ sung TP Cần Thơ và các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang. Thời gian thực hiện giãn cách xã hội đối với tỉnh, thành bổ sung là 14 ngày, kể từ 0 giờ ngày 19-7.



Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp triển khai thực hiện việc áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành Ảnh: ĐÌNH NAM

Thủ tướng chỉ đạo đối với tỉnh, thành đang áp dụng biện pháp giãn cách trước ngày có văn bản này, căn cứ diễn biến dịch bệnh và kết quả phòng chống dịch trên địa bàn, chủ tịch UBND cấp tỉnh chủ động, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi quyết định việc tiếp tục thực hiện thời gian giãn cách như đã quyết định hoặc kéo dài thời gian giãn cách như các tỉnh, thành bổ sung nêu trên.

Các bộ, cơ quan trung ương chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các địa phương để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị 16. Trong đó, chú ý bảo đảm nguồn vật tư, trang thiết bị, nhân lực y tế, nhất là đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế; bảo đảm an ninh, an toàn, an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm.



Tránh ách tắc hàng hóa

Ngay trong chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đã họp với một số bộ, ngành về công tác chuẩn bị triển khai Văn bản số 969/TTg-KGVX của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh 3 ưu tiên đối với 19 tỉnh, thành phía Nam áp dụng Chỉ thị 16. Thứ nhất, phải ưu tiên trên hết việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân. Thứ hai, phải bảo đảm hệ thống y tế hoạt động hiệu quả, không bị quá tải, bởi hệ thống y tế không chỉ để chữa người mắc Covid-19 mà còn điều trị cho các bệnh nhân khác. Thứ ba, phải kiềm chế dịch ở mức thấp nhất có thể trong điều kiện chưa có đủ vắc-xin phòng Covid-19 để đạt miễn dịch cộng đồng.



Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng bằng việc áp dụng đồng bộ Chỉ thị 16, phải tạo được cơ chế để sản xuất an toàn, nhất là lưu thông, phân phối hàng hóa an toàn, không để ách tắc trong lưu thông hàng hóa để phục vụ người dân và sản xuất, kinh doanh. “Việc áp dụng Chỉ thị 16 sẽ không có kết quả nếu không làm thực chất. Vì vậy, tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân phải cùng nhau thực hiện nghiêm túc các quy định của chỉ thị này”- Phó Thủ tướng lưu ý.

Cũng tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định Bộ Công Thương đã có kế hoạch chuẩn bị cho tình huống áp dụng Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố. Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với TP HCM và các tỉnh, thành phố khác để có phương án vận chuyển hàng hóa đến những nơi áp dụng Chỉ thị 16 và đưa đến các nơi cần thiết nhất để bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhất có thể nhu cầu thiết yếu của người dân.