Skip to main content

Hải Dương: Hộ пɢɦèo nhanh khấm khá nhờ nuôi rươi đặc sản, trồng cây ăn quả

Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Hải Dương đã nỗ lực chuyển tải nguồn vốn vay ưu đãi tới hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ nguồn vốn này, nhiều hộ nông dân Hải Dương đã mạnh dạn phát triển kinh tế, phát triển các mô hình nông nghiệp hiệu quả.

Có vốn nuôi rươi đặc sản, trồng cây ăn quả 

Trang trại nuôi vịt đẻ trứng của gia đình anh Vương Quốc Huy tại khu La Tỉnh Bắc (thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ) rộng hơn 1.000m2. Trang trại đang nuôi 2.000 con vịt đẻ trứng, mỗi năm ʙáɴ ra trên 20 vạn quả trứng, thu lãi gần 100 triệu đồng.

Anh Huy cho biết: “Nếu không có sự tiếp sức kịp thời từ Phòng Giao ᴅịᴄʜ Ngân hàng CSXH huyện có lẽ gia đình tôi khó có được điều kiện kinh tế thuận lợi như hôm nay. Nhất là trong bối cảnh ᴅịᴄʜ ᴄᴏᴠɪᴅ-19 khó khăn, nguồn vốn ưu đãi cho vay hộ mới thoát nghèo thực sự cần thiết với gia đình chúng tôi“.



Ảnh minh họa

Sau 3 năm thực hiện mô hình trang trại tổng hợp trồng trọt kết hợp với chăn nuôi ở khu vực bãi Giữa, thôn Đại Uyên, xã Bạch Đằng, thị xã Kinh Môn đến nay, tổng ᴅɪệɴ tích trang trại của gia đình anh Lê Văn Phương đã lên đến 2,7ha.

Anh Phương cho biết: Khi mới bắt tay làm trang trại, gia đình anh gặp khó khăn về vốn làm ăn.

Thông qua Phòng Giao ᴅịᴄʜ Ngân hàng CSXH thị xã Kinh Môn, gia đình anh đã vay 70 triệu đồng với lãi suất ưu đãi từ chương trình giải quyết việc làm và chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.

Có vốn làm ăn, anh Phương xây dựng khu nuôi đà điểu có ᴅɪệɴ tích khoảng 2.000m2. Phần đất còn lại, anh Phương làm vườn trồng thanh long ruột đỏ, bưởi, cam và trồng thử nghiệm thanh long vỏ vàng. Năm 2020, gia đình anh Phương thu lãi từ chăn nuôi và trồng trọt hàng trăm triệu đồng.



Mô hình nuôi rươi đặc sản của anh Phan Văn Thắng (ở thôn An Định, xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương). Ảnh: VBSP

Còn gia đình anh Phan Văn Thắng (thôn An Định, xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ) được vay 45 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo đã đứng ra thầu cả khu đất chua phèn để trồng lúa sạch và khai thác rươi (con đặc sản của Tứ Kỳ), cáy cho thu nhập cao.

Làm ăn có lãi, mới đây anh Thắng còn đầu tư ᴍᴜᴀ máy cày phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hỗ trợ nông dân vay 3.700 tỷ đồng

Theo số liệu tổng hợp từ Ngân hàng CSXH chi nhánh Hải Dương, Kinh Môn hiện là địa phương thực hiện kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn ủy thác tại địa phương cao nhất tỉnh. Ngay từ đầu năm 2021, thị xã đã chuyển 800 triệu đồng nhằm bổ sung nguồn vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách của Ngân hàng CSXH vay. Qua đó nâng tổng nguồn vốn ủy thác tại địa phương của Phòng Giao ᴅịᴄʜ Ngân hàng CSXH thị xã Kinh Môn lên 3,3 tỷ đồng.



Ông Bùi Xuân Lộc – Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã Kinh Môn cho biết nguồn vốn ủy thác tại địa phương là một trong những biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ người dân cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

“Thời gian tới, thị xã Kinh Môn sẽ cân đối để dành thêm nguồn lực, bổ sung thêm nguồn vốn cho Ngân hàng CSXH, tạo thêm điều kiện giúp người nghèo và người thuộc ᴅɪệɴ chính sách vươn lên” – ông Lộc nói.

Ngoài dành nguồn kinh phí từ ngân sách, Kinh Môn đã đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của nguồn kinh phí này đối với hoạt động tín dụng chính sách. Vận động, gửi thư ngỏ tới các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tích cực tham gia ủng hộ xây dựng nguồn vốn.



Tính đến hết tháng 6/2021, Ngân hàng CSXH chi nhánh Hải Dương có tổng dư nợ nguồn vốn chính sách đạt hơn 3.700 tỷ đồng, tăng 4,2% so với đầu năm. Dư nợ nguồn vốn địa phương đạt gần 92 tỷ đồng, hoàn thành gần 98% kế hoạch năm.

Trong cơ cấu tổng dư nợ, dư nợ cho các hộ mới thoát nghèo vay đạt gần 2.000 tỷ đồng với gần 41.000 hộ vay. Đây là chương trình có dư nợ cao nhất trong số 11 chương trình tín dụng chính sách hiện tại. Xếp thứ 2 là chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đạt hơn 900 tỷ đồng với gần 53.000 hộ vay.