Skip to main content

Vụ tiêu hủy 15 con chó vì nghi ngờ mang virus lây bệnh ᴄᴏᴠɪᴅ-19, chuyên gia y tế nói: “Quá nhẫn tâm!”

Ngày 10/10, trao đổi với báo chí, một lãnh đạo UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau xác nhận vụ việc 15 con chó biêu tiêu hủy tại khu cách ly xã Khánh Hưng sau khi cùng chủ từ Bình Dương về Cà Mau tránh ᴅịᴄʜ. Huyện đã yêu cầu xã giải trình vụ việc và giải thích với chủ nuôi xảy ra vụ việc do tình hình phòng chống ᴅịᴄʜ chứ địa phương không có ý gì khác.

Vợ chồng anh này được đưa vào khu cách ly của xã cùng hàng chục con chó. Tại đây, lực lượng làm nhiệm vụ tiến hành xét nghiệm thì có 1 con ᴅươɴɢ ᴛíɴʜ với virus nhưng là virus gì chưa rõ, tôi đang chờ báo cáo. Lúc này, lực lượng đã trao đổi với chủ nuôi tiêu hủy con này và được người này đồng ý. Nếu xã báo cáo vụ việc thì tôi đã chỉ đạo đưa những con chó này đến trung tâm thú ý chứ tiêu hủy làm chi“, lãnh đạo UBND huyện Trần Văn Thời thông tin thêm.



Hiện vụ việc đang gây bức xúc dư luận, chuyên gia y tế cũng lên tiếng về việc này. Theo BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP HCM cho biết, việc tiêu hủy 15 con chó là việc làm quá nhẫn tâm, bởi coronavirus gây bệnh ᴄᴏᴠɪᴅ-19 trên con người và coronavirus gây bệnh trên động vật là hoàn toàn khác nhau. 

Trong đó, con người thường chỉ bị bệnh do human coronavirus, có 4 chủng virus cũ và 3 chủng mới, còn con vật bị bệnh do animal coronavirus. 

“Số lượng chủng coronaviruss ở động vật nhiều hơn, động vật càng hoang dã, nguy cơ nhiễm bệnh càng lớn. Khi thực hiện một xét nghiệm ở thú cưng thấy ᴅươɴɢ ᴛíɴʜ thì rất có thể do nhiễm chủng coronavirus nào đó chứ không phải là virus SARS-CoV-2”, BS Khanh phân tích.



Bác sĩ Khanh nhấn mạnh, virus SARS-CoV-2 gây ᴄᴏᴠɪᴅ-19 ở người không lây nhiễm qua động vật. Trong trường hợp người nhiễm virus SARS-CoV-2 tiếp xúc trực tiếp với động vật như có các hành động ôm hôn, khạc nhổ… vào lông, da, tóc thú cưng rồi người khác chạm vào, ve vuốt, tiếp xúc trực tiếp thì nguy cơ bị lây nhiễm là có.

“Chưa có bằng chứng nào chứng minh chó, mèo, hay động vật nhiễm virus SARS-CoV-2, mà chỉ có khả năng virus này dính trên lông của chúng. Chỉ cần tắm rửa sạch sẽ cho chúng và nhốt riêng để tiện theo dõi chứ không nên tiêu hủy như vậy”, BS Khanh nói.

Đồng quan điểm, PGS. TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), cho biết có những bài báo, thông tin cho rằng “vật nuôi như chó, mèo bị lây nhiễm SARS-CoV-2 rồi truyền qua con người”, nhưng trên thực tế chưa có bằng chứng đầy đủ để khẳng định ᴄᴏᴠɪᴅ-19 lây qua vật nuôi và nếu có nguy cơ cũng là rất thấp.



 

“Chó mèo có thể được xem là vật trung gian truyền nhiễm nếu như người nhiễm bệnh ôm ấp, vuốt ve, chăm sóc chúng. Khi đó, người nhiễm có thể ho, hắt hơi, lây dính nước bọt mang virus SARS-CoV-2 lên lông, da của vật nuôi.

Từ đó, người không mắc bệnh ôm ấp chó, mèo thì có thể lây nhiễm virus do chạm tay vào rồi đưa lên mũi, miệng; hoặc lông chó, mèo mang virus có thể dính lên các đồ vật khác và có nguy cơ lây sang người.

Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt da, lông của vật nuôi và có thể lây sang người tiếp xúc gần. Chó, mèo, vật nuôi có thể giống như “vật dụng” dính virus khác và lây nhiễm cho người khác khi sờ, nắm phải. Mọi người, đặc ʙɪệᴛ là F0 không nên ôm ấp chó, mèo, tránh dùng chung các đồ vật khác với người nhà nếu cách ly tại nhà”, PGS. Phu cho hay.



Tại sao không nên phun hóa chất khử khuẩn? Nhóm chuyên gia chỉ ra 4 lý do và đề xuất phương pháp thay thế hiệu quả hơn

 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị