Skip to main content

Thái Bình: Bất kỳ cây thân gỗ nào “rơi vào tay” dân làng này thì đều “biến” thành cây cảnh, có cây tiền tỷ

20 năm trước, gia đình anh Trần Văn Quyết từng là hộ nghèo nhất nhì thôn Tăng Bổng, xã Tân Lập (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

Nhà đông con lại chỉ có vài sào ruộng, dù chăm chỉ cày cấy nhưng vẫn túng thiếu quanh năm. Anh Quyết từng rời làng đi làm ăn xa với đủ thứ nghề từ ʙáɴ kem dạo, làm thuê nhưng cũng chỉ đủ ăn. 

Năm 2004, anh Quyết trở về quê hương mạnh dạn cải tạo ruộng thành vườn và chuyển đổi từ cấy lúa sang trồng cây cảnh. 

Ở xã Tân Lập (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) giờ đây không thiếu những cây cảnh độᴄ lạ, hấp dẫn khách ᴍᴜᴀ.

Những năm đầu chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật nên anh Quyết chỉ trồng những loại cây cảnh thông thường, có giá trị kinh tế trung bình.



Tuy vậy, so với lúa thì trồng cây cảnh, kể cả cây cảnh hàng phổ thông vẫn hiệu quả kinh tế hơn nhiều lần. Hiệu quả kinh tế tạo động lực để anh Quyết đam mê, tìm hiểu, ngày càng nâng cao kiến thức, kỹ thuật trồng cây cảnh có giá trị kinh tế cao.

Đến nay, anh Quyết có 1.800m2 vườn trồng cây cảnh, trong đó có gần 200 cây sung, lộc vừng có giá trị hàng chục triệu đồng/cây. 

Mỗi năm gia đình anh Quyết thu về 200 – 300 triệu đồng từ nghề trồng cây cảnh. Ngôi nhà 2 tầng khang trang đầy đủ tiện nghi của gia đình anh Quyết hiện nay là thành quả của mấy sào cây cảnh. 

Là một trong những người đầu tiên ở Tân Lập trồng cây cảnh, anh Quyết hiện nay đảm nhận vai trò Chi hội trưởng Chi hội sinh vật cảnh thôn Tăng Bổng tích cực tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, trồng cây cảnh cho bà con trong thôn.



Thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, quy hoạch vùng phát triển cây hoa, cây cảnh, cây dược liệu của địa phương, năm 2009 gia đình chị Trần Thị Tơ, thôn Trà Khê (Tân Lập) mạnh dạn dồn đổi 7 sào ruộng cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây sanh, sung cảnh. 

Qua mỗi năm sản xuất, nhận thấy rõ lợi nhuận do trồng cây cảnh nên gia đình chị Tơ từng bước đầu tư thuê, ᴍᴜᴀ ruộng, cải tạo thành vườn, mở rộng ᴅɪệɴ tích trồng cây cảnh. 

Đến nay, gia đình chị có gần 5.600m2 vườn trồng đa dạng các loại cây cảnh như sanh, sung, khế, lộc vừng, tuyết mai…

Nhờ trồng các loại cây cảnh, mỗi năm gia đình chị Tơ có nguồn thu trên 400 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư, thu lãi 250 – 300 triệu đồng/năm. Ngoài ra, gia đình chị còn tạo việc làm cho 2 lao động thời vụ với thu nhập 4,5 triệu đồng/tháng.



Dưới đôi bàn tay khéo léo của người dân Tân Lập, nhiều cây cảnh ở đây có giá trị hàng trăm triệu đồng, thậm chí có cây cả tỷ đồng.

Ông Trần Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết: Tân Lập có trên 365ha đất sản xuất. Trước kia, hầu hết ᴅɪệɴ tích này là đất ruộng, cấy lúa, cho hiệu quả kinh tế thấp. Từ năm 2003 – 2004, một số hộ bắt đầu mạnh dạn, nhạy bén chuyển đổi vườn tạp, ruộng ven làng sang trồng cây cảnh. 

Hiệu quả từ trồng cây cảnh cao hơn cấy lúa đã từng bước thu hút bà con dần chuyển đổi, mở rộng ᴅɪệɴ tích cây cảnh. 

Những năm 2007 – 2010, cây cảnh có giá, nhân dân chuyển đổi ồ ạt sang trồng cây cảnh, chủ yếu ở thôn Tăng Bổng và Trà Khê. Nhiều hộ trồng cây cảnh ở Tân Lập trở thành tỷ phú, triệu phú nhờ ʙáɴ được cây có giá.



Năm 2009, xã quy hoạch vùng phát triển cây hoa, cây cảnh, cây dược liệu của địa phương và vận động nhân dân dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng các loại cây cảnh, cây hoa. 

Tuy nhiên, đến giai đoạn 2011 – 2013, cây cảnh đột ngột rớt giá do phụ thuộc thị trường Trung Quốc, nhiều hộ trồng cây cảnh Tân Lập rơi vào khó khăn, nhiều hộ bỏ nghề. Xã lại kiên trì vận động bà con ổn định tâm lý, duy trì sản xuất cây cảnh.

Những năm gần đây, thị trường cây cảnh ổn định, cây cảnh không còn mang giá trị ảo như trước nhưng Tân Lập không thiếu cây cảnh trị giá tiền tỷ, vài trăm triệu đồng và được người chơi xa gần ưa chuộng.



Hiện Tân Lập có trên 300ha cây cảnh, cây hoa, cây dược liệu, trong đó có 182,68ha được chuyển đổi từ đất lúa. 

Ngoài 2 thôn Tăng Bổng, Trà Khê, những năm gần đây nhân dân thôn Việt Phong bắt đầu chuyển đổi sang trồng cây cảnh. Bà con năng động, nhạy bén trồng đa dạng các loại cây cảnh để đáp ứng thị hiếu của khách hàng. 

Bất kể cây thân gỗ nào “vào tay” người dân Tân Lập cũng có thể trở thành cây cảnh từ sanh, si, ổi, me, khế, mẫu đơn, tuyết mai…

Giá trị các loại cây cảnh cũng đa dạng, từ cây vài chục nghìn đồng, vài trăm nghìn đồng, vài triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng. Tùy quy mô sản xuất và các loại cây cảnh khác nhau, mỗi hộ trồng cây cảnh ở Tân Lập có thể thu về 100 – 500 triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng mỗi năm.



Sau nhiều thăng trầm, cây cảnh ngày càng khẳng định hiệu quả kinh tế vượt trội so với cây lúa. Những vườn cây cảnh đã giúp người dân Tân Lập nâng cao thu nhập, làm giàu và xây dựng quê hương.

Quỳnh Lưu