Skip to main content

10 thành phố hàng đầu Châu Á пɢuү cσ lũ lụt cao: Có cả Hải Phòng, TP.HCM

Theo một phân tích toàn ᴅɪệɴ của các nhà khoa học khí hậu hàng đầu, các thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ lụt ven biển trong những thập kỷ tới nằm ở châu Á, trong đó các thành phố cảng ở Ấn Độ và Trung Quốc đặc ʙɪệᴛ dễ bị tổn thương.

Các nhà nghiên cứu tại OECD, một công ty nghiên cứu những mô hình rủi ro khí hậu RMS và Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu Tyndall, cùng với những người khác, đã trích dẫn bốn yếu tố chính tạo ra mối đe dọa: tình trạng khẩn cấp về khí hậu ngày càng sâu sắc, đất dần dần bị nước biển xâm nhập, dân số gia tăng và sự di cư của người dân từ nông thôn đến thành thị.



Mối đe ᴅọᴀ xảy ra khi Ban Điều hành khí hậu của Liên hợp quốc cảnh báo về các hiện tượng thời tiết ngày càng khắc nghiệt, với một số thay đổi đã và đang diễn ra – chẳng hạn như mực nước biển tiếp tục dâng – được cho là “không thể đảo ngược” trong nhiều thiên niên kỷ tới.

Theo CNBC, 10 thành phố ven biển hàng đầu Châu Á sẽ chịu ảnh hưởng lớn của lũ lụt do biến đổi gây ra từ nay cho đến 2070 bao gồm:

1. Thiên Tân (Trung Quốc)

Thiên Tân nằm trên bình nguyên Hoa Bắc, là nơi các chi lưu của Hải Hà (sông Hải) hợp lưu với nhau, giáp với Bột Hải (sông Bột) ở phía Đông và dựa vào Yên Sơn ở phía Bắc. Sông Hải chảy uốn lượn qua trung tâm đô thị của thành phố, các cây cầu bắc qua hình thành nên cảnh tượng “nhất kiều nhất cảnh” cho Thiên Tân.



Thiên Tân là thành phố được mệnh danh là “Nhất kiều nhất cảnh” của Trung Quốc.

Thành phố cảng này nằm gần một cửa biển Hoàng Hải. Phần lớn ᴅɪệɴ tích thành phố chỉ cao hơn mực nước biển chưa đầy 3,5 mét và một số ít hơn 2 mét.

Một con đường ngập lụt ở quận Hà Đông của Thiên Tân, Trung Quốc, ngày 2 tháng 8 năm 2019.

Sông Hải đóng vai trò như một cửa xả chính cho nước của Đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn. Thiên Tân từ lâu đã phải quản lý hệ thống thoát nước một cách cẩn thận. Thành phố này là nơi có nhiều ngành công nghiệp nặng, bao gồm sắt, théᴘ, đóng tàu, hóa chất…



2. Thượng Hải (Trung Quốc)

Đây là thành phố đông dân nhất của Trung Quốc, sở hữu một trong những cảng biển lớn nhất thế giới và là một trung tâm xuất khẩu quan trọng của đất nước này.

Phần lớn Thượng Hải nhô ra biển Hoa Đông trên một ʙáɴ đảo hình nêm, với sông Dương Tử ở phía Bắc và vịnh Hàng Châu ở phía nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển của Thượng Hải là 3-5 mét.

Một người đàn ông đi xe đạp điện ở Thượng Hải vào ngày 6/9/2019 sau khi bão Lingling đi qua.

3. Quảng Châu (Trung Quốc)

Là một trong những thành phố giao thương quan trọng nhất của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, thành phố đang chuyển ᴅịᴄʜ dần thành một trung tâm công nghệ thông qua quy hoạch tập trung và khuyến ᴋʜíᴄʜ các công ty khởi nghiệp.



Quảng Châu nằm ở đầu đồng bằng sông Châu Giang rộng lớn, cách Biển Đông khoảng 145km về phía Bắc. Đây là một trong những thành phố đông dân cư nhất của Trung Quốc, thu hút người di cư từ khắp nơi trên đất nước này.

Một trận lụt ở Quảng Châu, Trung Quốc.

4. Hải Phòng (Việt Nam)

Nằm cách Vịnh Bắc Bộ chỉ 16km, thuộc đồng bằng Sông Hồng. Theo CNBC, Hải Phòng ngày càng trở thành một trung tâm công nghệ và sản xuất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, thu hút sự đầu tư của nhiều công ty, tập đoàn kinh tế trên thế giới.

Mưa lớn ở Hải Phòng ngày 26/8/2021.



5. TP.Hồ Chí Minh (Việt Nam)

Thành phố nằm cách Biển Đông khoảng 50km, có sông Sài Gòn, ngay phía bắc của Đồng bằng Sông Cửu Long, là trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam. Trong những năm qua, Thành phố liên tiếp chịu nhiều trận lũ lụt lớn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.

Cảnh ngập lụt không lạ với nhiều người dân TP.HCM.

6. Bangkok (Thái Lan)

Bangkok là thủ đô, thành phố lớn nhất và cũng là cảng chính của Thái Lan. Thành phố là trung tâm thương mại và văn hóa của đất nước, chiếm một phần ba sản lượng sản xuất của nước này. Các tổ chức tài chính tại đây nắm giữ 3/4 tiền gửi của Thái Lan.



Bangkok có mật độ dân cư cao, nhà ở chủ yếu là các tòa nhà nhỏ, ʙɪệᴛ lập. Thành phố nằm trong vùng châu thổ sông Chao Phraya, cách Vịnh Thái Lan khoảng 40km về phía Bắc.

Một trận lũ lụt ở Bangkok.

7. Yangon (Myanmar)

Yangon là thành phố lớn nhất ở Myanmar và là trung tâm thương mại của đất nước này. Nó nằm dọc theo một sườn núi ở bờ đông của sông Yangon, được bao quanh bởi đồng bằng trũng.

Biển Andaman cách 40 km về phía nam. Yangon là nơi có quần thể chùa Shwedagon nổi tiếng.

Một trận lũ lụt ở Yangon (Myanma).

8. Dhaka (Bangladesh)

Là thủ đô của Bangladesh và cũng là thành phố đông dân nhất của đất nước này với hơn 21,7 triệu người. Dhaka bằm trên hợp lưu của hai con sông lớn, 3 con sông nhỏ. Nó được bao quanh bởi một đồng bằng rộng và bằng phẳng.



Dhaka phát triển công nghiệp hóa nhanh, sản xuất hóa chất, dược phẩm và điện tử, dệt may truyền thống và đồ trang sức.

Một trận lũ ở Dhaka (Bangladesh)

9. Kolkata (Ấn Độ)

Kolkata (tên cũ Calcutta), thành phố lớn thứ 7 của Ấn Độ. Kolkata nằm trên hạ lưu của sông Hooghly và cách vịnh Bengal chưa đầy 100km về phía Bắc. Một phần ba dân số của thành phố sống trong các túp lều gọi là bastic và có mật độ dân số khá cao. Ngành công nghiệp chính của thành phố là chế biến sợi đay.

Lũ lụt ở Kolkata (Ấn Độ).

10. Mumbai (Ấn Độ)

Mumbai là thành phố lớn nhất của Ấn Độ và là một trong những khu đô thị đông dân nhất thế giới – khoảng 32.300 người trên một dặm vuông (1,6km2). 



Mumbai tọa lạc tại ʙáɴ đảo Salsette nằm ở cửa sông Ulhas ở bờ biển phía Tây của Ấn Độ, vùng duyên hải gọi là Konkan. Phần lớn đất Mumbai ngang mực nước biển, và độ cao trung bình ᴅᴀᴏ động từ 10–15 m.

Sau khi cơn lũ đi qua tại Mumbai…