Skip to main content

Những cụ già lưu giữ nghề đan bị cói ở Thái Bình, 80 tuổi vẫn chưa “về hưu”

Trước kia, làng Tống Vũ có khoảng 90% hộ dân làm nghề đan bị (túi cói). Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, hầu hết người trẻ đều đi làm ở văn phòng, khu công nghiệp, nay chỉ còn hơn vài chục người giữ nghề, đa số là người cao tuổi.

Nghề đan bị gắn với chiếc máy éᴘ cổ có tuổi thọ gần 100 năm (Ảnh: Phạm Mơ).

Dù đã bước sang tuổi 83, mắt kém, lưng còng nhưng mỗi ngày bà Phạm Thị Việc, ở thôn Tây Sơn vẫn đan bị. Buổi sáng bà ngồi đan tại nhà, buổi chiều lại xách “đồ nghề” sang nhà hàng xóm, vừa đan vừa trò chuyện.

“Chỉ trừ những ngày ốm, không dậy được, còn mỗi ngày tôi đan đều đặn 4-5 chiếc bị, túi cói”, bà Việc nói. 



Dù mắt không còn nhìn rõ nhưng những chiếc bị bà Việc đan vẫn đều và đẹp (Ảnh: Phạm Mơ).

Từ những sợi cói mộc mạc, người dân tạo nên đa dạng các sản phẩm như túi cói, cặp cói, đệm cói… đáp ứng nhu cầu của người dân.

Đan túi cói gồm nhiều công đoạn như ngâm, phơi, chẻ sợi cói, éᴘ, đan, vặn quai, tinh chỉnh… Công việc không vất vả nhưng đòi hỏi sự khéo léo, người dân thường phân chia phụ nữ chịu trách nhiệm đan lát, đàn ông phụ các việc chẻ cói, éᴘ cói, làm quai túi. Dù vậy, việc phải ngồi liên tục mấy tiếng đồng hồ cũng gây đau lưng, mỏi xươɴɢ khớp, mờ mắt thường xuyên xảy ra với người già.



Nhớ lại thời điểm 50 năm trước, ông Phạm Đình Ưu cho biết: “Ở nông thôn, sau khi ruộng đồng cấy hái xong rồi cả nhà lại tập trung làm cói, đan bị ᴋɪếᴍ tiền ᴍᴜᴀ gạo, ᴍᴜᴀ khoai. Nhà tôi 3 đời đan bị, đời bố mẹ tôi, vợ chồng tôi và 6 người con đều thành thạo làm cói, đan bị.

Bây giờ hai ông bà ngồi cả ngày chỉ đan được 4 chiếc bị, mỗi chiếc ʙáɴ được 6.000 đồng, ᴋɪếᴍ mấy đồng bạc lẻ. Cũng may là bây giờ con cháu đi làm công ty, chứ ở nhà đan túi cói thì không đủ ăn”.

Đàn bà đan lát, đàn ông chẻ cói, làm quai (Ảnh: Phạm Mơ).

Đan túi cói bây giờ ít vất vả hơn xưa vì không phải đi bộ hàng chục km ᴍᴜᴀ cói, gánh vài chục kg về. Trong làng cũng có 1-2 mối ʙáɴ cói, chỉ cần gọi điện sẽ có người chở bằng xe máy tới tận nhà. Giá ʙáɴ cói hiện nay khoảng 800.000 đồng/tạ. Trung bình 1 tạ cói, người dân có thể đan được 1.000 chiếc bị, túi.



Trẻ hơn bà Việc, ông Ưu khoảng 10 tuổi, bà Vũ Thị Nhau có phần tân tiến hơn khi học hỏi đan được túi cói xuất khẩu. Loại túi này đòi hỏi kỹ thuật cao, chính xác từng cm về chiều dài, chiều rộng, vành túi tròn đều, quai mỏng nhưng phải chắc chắn.

Đan bị xuất khẩu đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, chính xác từng cm (Ảnh: Phạm Mơ).

“Tôi đan bị, ró cho công ty xuất khẩu, công ty mang máy, cói xuống, mình chỉ cần đan theo hình mẫu họ yêu cầu. Mỗi ngày tôi đan được 4 chiếc, mỗi chiếc được trả công 34.000 đồng. Có tháng đan nhiều, tôi thu được 4 triệu, trang trải tiền ᴛʜᴜốᴄ men, thức ăn hằng ngày”, bà Nhau nói.



Những người dân nơi đây chia sẻ, trung bình mỗi buổi, một người cũng có thể đan được 4-5 chiếc túi cói. Tùy theo từng loại, kích cỡ mà có giá ʙáɴ khác nhau, nhưng công việc này cũng mang lại cho mỗi người từ 30.000 – 130.000 đồng/ngày.

Bà Nuôi 84 tuổi cũng miệt mài, hoàn thành công đoạn làm vành túi (Ảnh: Phạm Mơ).

 

Người đan được trả công 34.000 đồng/chiếc ró xuất khẩu (Ảnh: Phạm Mơ).

Gần đây, người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế ưu tiên sử dụng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ tự nhiên, thân thiện với môi trường. Theo xu thế của thị trường, ngày càng nhiều sản phẩm từ cỏ cói ra đời như túi thời trang, đồ gia dụng, trang trí nội thất, đệm cói…



Song, việc phát triển nghề này ở địa phương cũng đang đi vào ngõ cụt bởi người trẻ thì không mặn mà, người già thì quá tuổi để tiếp cận, thay đổi mẫu mã phù hợp với thị trường.

Nghề đan bị gắn bó với người dân làng Tống Vũ gần một đời người (Ảnh: Phạm Mơ).

Hà Hiền