Skip to main content

Người dân 15 phường đang “khóa chặt” ở Bình Dương được chăm sóc sức khỏe

15 phường ở Bình Dương đang áp dụng biện pháp “đông cứng, khóa chặt” từ 7 – 15 ngày, gồm: 4 phường ở thành phố Dĩ An, 4 phường ở thành phố Thuận An và 7 phường ở thị xã Tân Uyên. Đây là những “điểm nóng” với nhiều ca mắc ᴄᴏᴠɪᴅ-19 ngoài cộng đồng. Việc siết chặt các địa bàn trên được người dân hết sức đồng tình. Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất đối với những người trong vùng phong toả đó là lương thực, thực phẩm để ở nhà trong vòng 15 ngày.

Lực lượng bộ đội hỗ trợ thành phố Thuận An tập kết hàng hóa vào kho

Nỗi lo của người dân, công nhân lao động được giải quyết khi chính quyền địa phương thông báo “nuôi dân” trong suốt thời gian bị “khóa chặt”. Ngoài gạo từ nguồn dự trữ quốc gia, mỗi ngày người dân ở 11 phường của thành phố Thuận An và thị xã Tân Uyên còn được nhận lương thực, thực phẩm trị ɢɪá 50.000 đồng/người từ nguồn ngân sách tỉnh. Riêng 4 phường ở thành phố Dĩ An với khoảng 300.000 dân được hỗ trợ từ nguồn vận động và ngân sách địa phương.



Bà Nguyễn Thị Lệ Hằng, ngụ tại phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An cho biết, khi địa phương quan tâm hỗ trợ lương thực, thực phẩm, ᴛʜᴜốᴄ men… mọi người rất phấn khởi và ý thức rằng phải chung tay đẩy lùi ᴅịᴄʜ bệnh.

 Cán bộ, tình nguyện viên phân chia gạo chuyển cho người dân

 “Thời gian thực hiện “khóa chặt”, không ai ra đường, nhà nào đóng chặt cửa, tôi cảm thấy ý thức người dân đã nâng cao hơn và đã tự có trách nhiệm bảo vệ bản thân, những người xung quanh. Đó cũng là góp một phần nhỏ đánh đuổi giặc ᴄᴏᴠɪᴅ-19. Chúng tôi cũng cảm thấy an tâm hơn và tự giác lo cho bản thân hơn để tránh lây lan trong cộng đồng”, bà Hằng nói.



Rau củ được ᴄáɴ bộ phân chia, tập hợp chuẩn bị đưa xuống cho người dân

Để đáp ứng nhu cầu của hơn 1 triệu dân, các lực lượng từ ᴄáɴ bộ công chức, bộ đội, tình nguyện viên được huy động để tập kết, đóng gói và phân phát hàng hoá. Không để người dân phải chờ đợi, hàng đóng gói tới đâu được phân phối tới đó cả ngày lẫn đêm.

Chiến sĩ Nguyễn Thành Long, Đại đội 20, Trung đoàn 271, Sư đoàn 5, Quân khu 7, đơn vị được tăng cường về phục vụ tại thị xã Tân Uyên bày tỏ: “Sau khi nhận quyết định đi tăng cường chống ᴅịᴄʜ, đơn vị đã nhanh chóng tổ chức sinh hoạt, chuẩn bị đầy đủ vật chất để tới các phường, xã của tỉnh Bình Dương hỗ trợ dập ᴅịᴄʜ. Mọi người đi với tinh thần quyết tâm giúp nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong 15-20 ngày tới, đảm bảo người dân trở lại cuộc sống bình thường”.



Các ᴄáɴ bộ chiến sĩ đem thực phẩm chuyển xuống cho người dân trong vùng bị “khóa chặt”

 Song song với việc nuôi dân, trong suốt thời gian “đông cứng, khóa chặt”, các địa phương tiến hành xét nghiệm ᴅɪệɴ rộng để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng; khoanh vùng, bảo vệ những “vùng xanh” an toàn; tiêm ngừa vaccine cho người dân… Công việc nhiều, lực lượng mỏng gây áp lực không nhỏ cho các địa phương nên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số hạn chế.

Ông Võ Văn Minh-Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu, các địa phương phải linh động trong giải quyết các tình huống, cố gắng không để xảy ra sai sót, không ai bị bỏ đói và chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.



Tận dụng “thời gian vàng” này, các địa phương đang thực hiện “khóa chặt” sẽ xét nghiệm sàng lọc F0 ra khỏi cộng đồng

 “Ở ngay tại đó không có trạm y tế liên phường thì thiết lập trạm y tế riêng, lập 1-2 điểm lưu động, tùy đặc điểm mà tinh thần là chuẩn bị sẵn xe chở, có oxy, máy đo nồng độ trong ᴍáᴜ oxy Spo2 để phân loại chở F0 đi kịp thời. Đối với F0 tại nhà, địa phương cập nhật số điện thoại để hệ thống thầy ᴛʜᴜốᴄ đồng hành sẽ hỗ trợ”, ông Võ Văn Minh cho biết.      

Tính đến ngày 25/8, Bình Dương đã ghi nhận hơn 77.000 ca mắc ᴄᴏᴠɪᴅ-19, dự báo trong thời gian tới, khi thực hiện chiến ᴅịᴄʜ xét nghiệm ᴅɪệɴ rộng số ca mắc có thể tăng lên 120.000 ca. Việc “đông cứng, khóa chặt” các “điểm nóng” được xem là giải pháp mạnh giúp Bình Dương dập ᴅịᴄʜ./.



Thiên Lý/VOV-TPHCM