Skip to main content

Nghề đánh bắt trên đồng ruộng mỗi năm chỉ có 2 mùa ở Phú Thọ: Không cần nhiều vốn liếng, thu nhập khá

Một buổi đi đồng, anh Toàn đặt khoảng 70 ống bắt lươn lớn nhỏ.

Thú vui đánh trúm

Cuối giờ chiều, khi nắng đông nhạt dần sau những ngọn tre cong vút, cũng là lúc những người đi ꜱăɴ lươn lặn lội bờ bụi, ngược xuôi trên những cánh đồng lăn tăn ánh nước. Nghề bắt lươn không cần bỏ nhiều vốn liếng, cái cần nhất chính là kinh nghiệm, công sức và sự kiên trì bởi người làm nghề phải bám đồng, “ăn” cả sương sớm, sương chiều, chân tay luôn vùi trong bùn ruộng.

Dựng chiếc xe máy cũ chằng đầy “đồ nghề” bên vệ đường, anh Nguyễn Văn Toàn – một tay ꜱăɴ lươn có thâm niên ở xã Tiêu Sơn, huyện Đoan Hùng nhanh nhẹn tháo xuống một bao tải đựng khoảng hơn 30 ống nhựa, vác lên vai rồi phăm phăm đi xuống đám ruộng phía dưới. Tôi vội theo sau, mải cúi xuống lần từng bước trên bờ ruộng mới đắp lại còn đầy bùn nhão, ngẩng lên, anh đã bỏ xa rồi. Như muốn chia sẻ với người không quen đồng ruộng, anh Toàn đi chậm lại, tận tình giải thích những điều thú vị về nghề đặt ống lươn. 



Tháo, rửa hom tre rồi đổ lươn trong ống ra chậu.

Trước đây, nhiều người thường dùng thuổng đào bùn, hoặc thả câu có ngoắc mồi giun trực tiếp vào hang lươn, nhưng phổ biến và tiện lợi nhất bây giờ vẫn là đặt bẫy lươn bằng ống tre hoặc nhựa, vừa hiệu quả hơn lại đỡ tốn công sức, có thể dùng đi dùng lại nhiều năm. Ống bẫy lươn (nhiều nơi còn gọi là trúm) dài khoảng một mét, rỗng ruột, đường kính từ 5-7cm. Miệng ống có hom được làm từ những nan tre mỏng kết hình nón lá hướng vào trong, đầu kia bịt kín và khoan vài lỗ nhỏ để lấy không khí.

Dân sành nghề bắt lươn có câu “Cá ᴄʜếᴛ vì đăng, lươn ᴄʜếᴛ vì mồi”. Mồi không dậy mùi, lươn không đến, nên thường thì trước mỗi buổi đi đặt ống, những người thợ như anh Toàn thường đi đào giun, băm nhuyễn cùng ốc bươu hoặc trộn cùng cua giã nhỏ, tạo thành một loại mồi nhử tanh nồng hấp dẫn khứu giác loài lươn.



Vừa đi vừa chăm chú quan ꜱáᴛ, khi thấy chỗ “phải thế” (chỗ có thể có lươn), anh Toàn hạ mớ ống trên vai xuống bờ ruộng, lấy ra một ống đã có sẵn nhúm mồi bên trong, chuẩn bị “bày binh bố trận” thật khéo léo để ᴅụ lươn. Một tay chỉnh ống theo góc nghiêng để miệng ống chìm vừa vặn trong nước, còn đầu có lỗ thở thì nổi khỏi mặt nước tránh lươn bị ᴄʜếᴛ ngạt, tay kia, anh Toàn bốc bùn lấp lên phần giữa ống lươn để cố định cái bẫy nơi mặt ruộng. Lươn đi ăn đêm, gặp mồi “hấp dẫn” sẽ đến ăn rồi chui vào phía trong hom. “Nếu đặt ống cạn quá, lươn không thể chui vào, còn để ống sâu dưới lớp bùn thì mùi của mồi sẽ không phát tán được ra xa để ᴅụ dỗ lươn đến. Đánh lươn, tiếc nhất là mấy con to bị ᴄʜếᴛ ngạt bởi lúc chui vào ống, chúng thường cố sức quay đầu chui ra nên làm chìm lỗ thông hơi xuống nước” – anh Toàn giải thích. 



Nhà ở Tiêu Sơn nhưng anh Toàn thường chịu khó đi “trinh sát” những cánh đồng cách xa nhà ở các xã như Chân Mộng, Vân Đồn, thị trấn Thanh Ba để bẫy lươn. Thường thì nhìn mặt ruộng, những người lành nghề sẽ biết được đường đi chỗ ẩn và lượng lươn sống ở đó nhiều hay ít. “Muốn bắt được lươn, chuẩn bị mồi và đặt ống đúng cách là một chuyện, còn phải nắm địa hình, “nghe” mùi bùn ruộng, quan ꜱáᴛ ngấn nước để xem khu vực đặt ống có thuận lợi không. Những chỗ lươn hay làm “mà” (hang trú ngụ) là nơi ruộng sâu nhiều nước, lớp bùn đất mềm sát bờ cỏ ngập nước, bụi cây mấp mé ao hồ, sông suối. Đặt ống những khu vực này sẽ dễ bắt được lươn hơn” – Anh Toàn chia sẻ.



Mùa đánh lươn thường bắt đầu từ tháng giêng đến tháng bốn và từ tháng chín đến tháng 12 âm lịch. Ngày hè, nhất là sau những cơn mưa rào, ruộng đầy nước, sẽ đánh được nhiều lươn hơn. Theo những “sát thủ” ꜱăɴ lươn đồng, mùa hè nên đi đặt ống từ 5 giờ – 5 giờ 30 chiều, còn mùa đông trời nhanh tối thì đi sớm hơn từ 3 giờ – 4 giờ. Đặt ống quá sớm, mồi ngâm nước sẽ nhanh tan và bay mùi, không còn thu hút lươn khi ra ngoài đi ăn nữa. Nửa buổi chiều, anh Toàn đặt khoảng 70 ống lớn nhỏ. Xong việc thì trời cũng nhá nhem tối, sương lạnh buông xuống. Tờ mờ sáng hôm sau, tầm năm giờ hơn, khi trời chưa sáng tỏ, từng đám sương sớm còn giăng giăng lơ lửng như chiếc màn, anh Toàn đã “khăn gói” tất tả chạy xe máy từ nhà ra đồng, lội bùn dỡ từng ống đem về. Quãng đường cả đi cả về cũng ngót nghét hai, ba chục cây số.



Thành quả sau một buổi “săn lươn” miệt mài.

Lộc của ruộng đồng

Nghề đặt ống ꜱăɴ lươn vui thú nhất có lẽ là lúc đổ ống lươn thu thành quả. Ống nào cầm nặng tay, xóc nhẹ mà nghe tiếng “ọc ạch” bên trong là có lươn. Người thợ một tay kéo hom tre ra khỏi miệng ống, một tay trút ống xuống cho lươn rơi vào chiếc chậu to, thành cao phía dưới. Nhiều ống trống không, có ống thì một, hai đến ba, bốn con lươn nhỏ to đủ cả. Cũng có khi đổ ống ra, giật mình vì không thấy lươn mà là con rắn mò vào ống ăn lươn rồi mắc luôn trong đó. 

Trước khi đi bắt lươn, anh Toàn đã từng lăn lộn với đủ thứ nghề để mưu sinh, từ ᴄắᴛ tóc gội đầu, làm cơ khí, bốc vác,… đến chăn nuôi, xây dựng ở nhiều địa phương. Trở về quê nhà làm ăn, tranh thủ những lúc nông nhàn, anh đi đặt ống, lội ruộng tìm lươn để ᴋɪếᴍ thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. “Nghề này tuy phải lội mương lội ruộng, dầm mưa dãi nắng nhưng so với nhiều công việc khác như bốc vác, phụ hồ… thì vẫn khỏe hơn nhiều mà thu nhập cũng khá. Lươn bắt được không cần mang ra chợ, sẽ có thương lái đến tận nhà thu ᴍᴜᴀ. Năm nay do ᴅịᴄʜ bệnh, nên giá lươn mà dân buôn trả cho mình chỉ từ 120.000-150.000 đồng/kg, thấp hơn so với mọi năm. Ngày nhiều ngày ít, chịu khó thì thu nhập trung bình cũng được từ 300.000-600.000 đồng. Có hôm cao điểm bắt được gần một yến lươn, ᴋɪếᴍ được hơn một triệu đồng, mừng lắm! ” – Anh Toàn chia sẻ. 



Giống như anh Toàn, anh Nguyễn Đình Hiển ở xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba cũng thường chở gần trăm ống bẫy lươn đi “rải” khắp các cánh đồng trong và ngoài huyện. Nói về cái nghề ꜱăɴ sản vật của đồng ruộng, anh Hiển bảo: “Tôi theo nghề cũng nhiều năm rồi. Cả gia đình mấy miệng ăn đều trông chờ vào đàn lợn, đàn gà và gánh ống này. Lươn đồng thì ngày một hiếm, giá lại kém hơn so với mọi năm, giờ một buổi mà ᴋɪếᴍ được vài ba trăm ngàn là vui lắm rồi”.

Những hôm may mắn bắt được nhiều lươn, những người lao động không chỉ ᴋɪếᴍ thêm được “đồng ra đồng vào” cho gia đình, mà còn có thêm cái thú khác, đó là thưởng thức thành quả do chính tay mình bắt được. Bữa cơm gia đình lại được cải thiện thêm từ nồi cháo lươn nóng hổi, thơm phức, niêu lươn kho tương nghệ hay bát lươn xào chuối đậm đà, đưa cơm. Còn món lươn xào sả ớt, lươn nướng mọi,… chính là thứ “đưa cay” yêu thích của cánh đàn ông, thanh niên nơi miền quê thôn dã.



Cũng bởi độ thơm ngon ngọt bùi, ꜱăɴ chắc, giàu dinh dưỡng mà món lươn đồng trở thành đặc sản tại các nhà hàng, quán nhậu, giá lươn có khi lên đến vài trăm ngàn/kg mà vẫn không có hàng để lái buôn đến lấy. Đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện nay, nhiều nhà nông đã học mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, nuôi lươn trong ao, hồ, nhưng lươn đồng tự nhiên vẫn có chất lượng hơn hẳn, được ꜱăɴ lùng hơn lươn nuôi. Nhiều năm trở lại đây, môi trường ruộng đồng bị ô nhiễm do người dân sử dụng ᴛʜᴜốᴄ bảo vệ thực vật tràn lan và các nhà máy, trang trại chăn nuôi xả thải đã khiến cá tôm, lươn đồng không còn môi trường sinh sản, phát triển, số lượng giảm đi trông thấy.



Một số người còn dùng kích điện, ᴛʜᴜốᴄ hóa học để đánh bắt khiến loài thủy sản quý giá này ngày càng khan hiếm. Cứ thế, những người lao động quanh năm “bán mặt cho đồng” với nỗi lo “cơm áo, gạo tiền” đau đáu thường trực như anh Toàn, anh Hiển cũng trở trăn, lo lắng. “Không biết sau này, đồng ruộng có còn lươn để mà bắt” – Anh Toàn trầm ngâm.  

Cẩm Nhung