Skip to main content

Lương 11 triệu thấp hơn vợ, chồng làm hết việc nhà vẫn bị coi thường: Ly dị để nhẹ lòng

Sống chung một nhà, chẳng có cặp vợ chồng nào là không bất hòa. Không phải chuyện lớn lao thì những chuyện lặt vặt cũng đủ khiến cả 2 bực tức lớn tiếng với nhau. Quan trọng nhất là sau mỗi lần như vậy, cả 2 biết bỏ qua cái tôi để làm hòa với đối phương, dù có không hài lòng về nhau cũng nhất định không chọn buông tay.

Thế nhưng người đàn ông sau đây cũng vì giận quá mà nhất thời muốn ly hôn. Chuyện mâu thuẫn giữa anh và vợ cũng xuất phát vì tiền, vì không hiểu nhau. Người ta nói vợ chồng sống chung không có tiền thì dễ bất hòa, đằng này có tiền vẫn không êm đẹp.

Tuy lương của anh thấp hơn vợ nhưng anh là người chủ động giúp đỡ vợ chăm sóc con cái, có lương là thành thật đưa hết để vợ quản lý còn anh chỉ giữ lại 2 triệu lo xăng xe, ăn uống. Thế nhưng khi vợ cho em trai mượn tiền, anh lại không hề hay biết gì:



“Em và vợ chuẩn bị ra tòa, nguyên nhân vì chuyện tiền bạc không rõ ràng giữa mình và bên nhà vợ.

Nói qua em và vợ kết hôn gần 6 năm, 2 bé 1 trai 1 gái, kinh tế thì đủ ăn vẫn phải ở trọ thôi, ᴅịᴄʜ như thế này cũng bị ảnh hưởng phần nào. Em thì lương tầm 11 triệu, vợ làm doanh nghiệp lương cao hơn tầm 18 triệu nhưng nhiều thời gian, nên con cái em hầu như lo hết.”

Tâm sự của người đàn ông lương thấp hơn vợ nên bị coi thường. Ảnh Vietnamnet

Hai vợ chồng có 1 chút tích lũy định đợi 2 năm sau ᴍᴜᴀ cái nhà chui ra chui vào. Em thì lương thấp biết thân biết phận, chủ động lo con cái cho vợ làm việc, rồi lương có bao nhiêu đưa vợ hết giữ lại 2 triệu xăng xe ăn uống thôi, còn cũng không quan tâm tài sản chung có bao nhiêu, tin vợ là chính.



Đợt vừa rồi ông em vợ chả biết định ᴍᴜᴀ xe ô tô về chạy ᴅịᴄʜ vụ, vợ em không nói gì với em cho vay 250 triệu. Mãi sau em mới phát hiện ra, em cũng bực chửi vợ. Vì nghĩ mình không được tôn trọng.

Nhà vợ vay không ai nói qua em tiếng nào, xong vợ quay ra cãi tay đôi em, bảo lương anh đủ cho mẹ con tôi tiêu không, ngoài kia người ta đưa vợ tháng 20 – 30 triệu đấy. Tiền tôi thì tôi cho em tôi vay.

Nếu như nhà đằng vợ nói qua với em một tiếng, dù gì cũng là tài sản chung của 2 vợ chồng. Đằng này không một lời, chứng tỏ nhà vợ cũng coi thường em. Từ trước tới nay em chỉ là thằng làm công, osin cho nhà đấy à?



Sau bao ngày suy nghĩ, mệt mỏi, em quyết định ly hôn, dù vợ đòi nuôi hết 2 con. Nhân đây xin khuyên anh em tuyệt đối không được lấy vợ lương cao hơn. Anh em nên phấn đấu lương cao hẳn mới lấy vợ, còn không ở mình thôi, mệt mỏi lắm”

Ảnh minh họa bài viết, kknews.cc, Vietgiaitri

Vợ chồng sống chung, cùng làm ra tiền để ᴍᴜᴀ nhà ᴍᴜᴀ đất, lo cho các con thì dù lương chồng có thấp hơn cũng không việc gì phải căng thẳng. Đằng này lương vợ chỉ nhỉnh hơn chồng 7 triệu, trong khi việc nhà anh làm hết, chăm sóc con cái tươm tất, đều đặn đưa hết tiền cho vợ, thử hỏi 7 triệu có xứng đáng với tình cảm và trách nhiệm mà chồng bỏ ra cho gia đình, con cái hay không? Ấy vậy mà vợ không hiểu, vịn vào chuyện lương thấp mà coi thường chồng, cho em trai mượn tiền cũng không hỏi qua tiếng nào. Người chồng bức xúc cũng là điều dễ hiểu.



3 đứa con, vợ chồng ở trọ thì tiền dành dụm được nên hướng đến việc an cư, sớm ᴍᴜᴀ nhà để ổn định cuộc sống. Nếu cho ai đó mượn tiền, điều đương nhiên là vợ chồng phải hỏi ý kiến nhau để đưa ra quyết định chung. Câu nói “tiền tôi thì tôi cho em tôi vay” là không đúng vì số tiền ấy là của 2 vợ chồng góp vào chứ không của riêng ai. Người vợ nói được câu này cho thấy chị từ lâu đã không công nhận công sức lao động của chồng nữa rồi.

Cư dân ᴍạɴɢ bàn tán xôn xao trước bài tâm sự của người đàn ông. Họ chia làm 2 phe tránh cãi quyết liệt và không chịu nhường nhịn trước lý lẽ của phe đối lập. Trong khi một số người khuyên người đàn ông này nên ly hôn vì có người vợ như thế thì cả đời chồng sẽ không được tôn trọng.



Bình luận đứng về phía người chồng. Ảnh Vietnamnet

Phe còn lại thì khẳng định luôn, việc chồng không lo được cho vợ con thì không có tiếng nói trong nhà cũng là điều dễ hiểu: “Không cần biết, ai có tiền thì có quyền”.

“Không cần biết, ai có tiền thì có quyền”. Ảnh Vietnamnet

Lo được cho vợ con không chỉ là mỗi tháng ᴋɪếᴍ được bao nhiêu tiền mà trách nhiệm với vợ con, gia đình nhiều đến mức nào. Có người ᴋɪếᴍ được trăm triệu nhưng ʀượᴜ chè với bạn bè đồng nghiệp, không cần biết tới gia đình, không bao giờ nói lời ngọt ngào tử tế với vợ con. Cũng có người tuy một tháng ᴋɪếᴍ được vài triệu nhưng đi làm về sớm phụ vợ việc nhà, ngày lễ Tết biết chở vợ con đi chơi, biết hiếu thảo với gia đình 2 bên. Thử hỏi, trong 2 kiểu đàn ông này, chị em sẽ chọn ai?



Sống với nhau quan trọng nhất phải có sự tôn trọng, yêu thương và dù có xảy ra chuyện gì cũng tránh làm tổn thương đến nhau. Còn vịn vào cái cớ ai có tiền là có quyền thì hôn nhân chắc hẳn sẽ không bền. Gia đình là thứ duy nhất còn lại sau bao sóng gió cuộc đời, đừng đặt tiền lên trên hết để khi đánh mất gia đình thì hối hận không kịp.

PV