Skip to main content

Lạ mà hay: Nuôi tôm càng xanh tưởng chỉ có ở miền Tây, ai ngờ nông dân Phú Thọ cũng nuôi được tôm to bự

Mạnh dạn chuyển đổi nuôi tôm càng xanh

Với 1,5ha tôm càng xanh gia đình ông Ðặng Văn Ðược ở Gò Đình, xã Văn Khúc là một trong những hộ điển hình về nuôi thủy sản của chi hội thủy sản xã.

Năm 2003, khi được phép chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi thủy sản, gia đình ông Được quyết định vay vốn ngân hàng đầu tư đào đắp ao, mở rộng dần ᴅɪệɴ tích lên 1,5ha. Lúc đầu, ông Được chỉ nuôi các loại cá truyền thống, sau chuyển sang nuôi tôm càng xanh, mỗi năm thu lãi trên 200 triệu đồng.

Tôm càng xanh bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12 dương lịch. Trong ảnh: Gia đình ông Ðặng Văn Ðược ở Gò Đình, xã Văn Khúc thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Văn Công



Tương tự ông Được, ông Cao Văn Đức ở khu Gò Làng cũng chuyển đổi ᴅɪệɴ tích ruộng trũng chỉ cấy được một vụ lúa, năng suất bấp bênh sang nuôi tôm càng xanh theo hướng vừa cung cấp con giống cho các hộ dân quanh vùng, vừa nuôi tôm thương phẩm.

Để mở rộng sản xuất, ông Đức còn thuê thêm 5ha mặt nước ở xã Điêu Lương nuôi tôm theo hình thức quảng canh. Hai năm trở lại đây, mỗi năm gia đình ông Đức cung cấp từ 4 đến 6 triệu con tôm càng xanh giống cho bà con, tôm thương phẩm đạt từ 5 tạ trở lên, lợi nhuận đạt 200-300 triệu đồng/năm.

Liên kết các hộ nuôi tôm càng xanh

Những năm qua, Hội Nông dân xã Văn Khúc huyện Cẩm Khê đã tập trung triển khai xây dựng mô hình chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp. Trong đó Chi hội nông dân nghề nghiệp thủy sản là một trong những chi hội hoạt động có hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế, cải thiện đời sống hội viên.



Tôm sau khi được kéo lên, các thương lái sẽ bắt đầu chọn, thu ᴍᴜᴀ. Thông thường, giá ʙáɴ tôm càng xanh sẽ được chia thành ba loại với ba mức giá ʙáɴ khác nhau. Loại 1, tôm đạt khoảng 100Gr/con có giá ʙáɴ 280.000/kg. Loại 2, tôm đạt khoảng 50 – 80Gr/con có giá ʙáɴ 250.000/kg. Loại 3, tôm đạt dưới 50Gr/con có giá ʙáɴ 230.000/kg. Ảnh: Thuỳ Trang

Chi hội nghề nghiệp thủy sản xã Văn Khúc được thành lập từ năm 2004 gồm 24 thành viên với ᴅɪệɴ tích 14ha nuôi thủy sản, trong đó có 10ha nuôi tôm càng xanh.

Toàn bộ nước nuôi tôm càng xanh, chi hội đều lấy từ  nguồn nước sạch tự nhiên của cánh đồng Láng Chương chuyên trồng lúa, trồng sen ở vùng hạ huyện.



Quy trình nuôi tôm càng xanh được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định đảm bảo vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng năm, Chi cục chăn nuôi, thú y tỉnh đều phối hợp với huyện và xã triển khai tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi; quan trắc mẫu nước, lấy mẫu giám ꜱáᴛ ᴅịᴄʜ bệnh để cảnh báo sớm cho người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Nhờ chủ động được con giống và liên kết chặt chẽ trong chi hội, các thành viên đã thực hiện việc ᴍᴜᴀ chung thức ăn, ᴛʜᴜốᴄ phòng bệnh tại các địa chỉ tin cậy; liên kết với nhiều đối tác uy tín để tiêu thụ tôm thương phẩm. Sản lượng tôm càng xanh bình quân một năm của chi hội đạt từ 7 – 8 tấn, giá ʙáɴ tùy theo kích cỡ, trọng lượng của tôm.



Trung bình 1ha nuôi tôm càng xanh, sau khi trừ chi phí cho thu nhập trên 200 triệu đồng; doanh thu bình quân 1 năm của chi Hội đạt trên 3 tỷ đồng. Với mô hình nuôi tôm càng xanh, chi hội nghề nghiệp đã tạo việc làm thường xuyên cho trên 30 lao động với thu nhập bình quân từ 6 triệu đồng/người/tháng.

Từ hiệu quả hoạt động Chi hội nghề nghiệp thủy sản xã, trong thời gian tới Hội Nông dân xã Văn Khúc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, duy trì hiệu quả mô hình kinh tế. Hội sẽ tích cực tuyên truyền, giới thiệu các chính sách về liên kết sản xuất, kinh doanh theo mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp.



Cùng với đó, Hội sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân chăn nuôi an toàn sinh học, không lạm dụng kháng sinh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiến tới xây dựng thương hiệu tôm càng xanh, mang đậm dấu ấn địa phương.

Tuy nhiên ᴄáɴ bộ, hội viên nông dân trong chi hội nghề nghiệp thủy sản xã cũng mong muốn các cấp, các ngành, Hội Nông dân cấp trên quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để ᴍᴜᴀ sắm máy móc, trang thiết bị và ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản đồng bộ khép kín, gồm đường giao thông nông thôn, điện, thủy lợi nội đồng… để người dân yên tâm đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất.



Đặng Văn Công (Chủ tịch Hội ND xã Văn Khúc) / danviet.vn