Skip to main content

Khoảng 1.300 học sinh Hải Dương đang ở tỉnh ngoài, học thế nào?

Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện có khoảng 1.300 học sinh tiểu học, THCS là người Hải Dương đang ở tỉnh ngoài chưa về địa phương.

Ảnh minh họa

Các địa phương có nhiều học sinh đang ở tỉnh ngoài là Kim Thành khoảng 320 học sinh, Bình Giang  290 học sinh, Ninh Giang 120 học sinh, Kinh Môn 100 học sinh, TP Hải Dương 84 học sinh… Những học sinh này đang ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An, Thanh Hoá, Bạc Liêu…

Ngoài ra, có khoảng 120 học sinh thuộc các tỉnh, thành phố như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đắk Lắk, Đắk Nông, Thanh Hoá, Hà Nội, Tuyên Quang, Lạng Sơn… đang tạm trú trên địa bàn tỉnh.



Theo lãnh đạo một số Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện, những học sinh tỉnh ngoài đang tạm trú trong tỉnh nếu có nhu cầu học tạm, địa phương sẽ tạo điều kiện. Đối với học sinh Hải Dương ở tỉnh ngoài nếu về địa phương trong thời gian này để nhập học thì phải thực hiện đúng quy định phòng chống ᴅịᴄʜ hoặc sẽ được tạo điều kiện học nhờ ở tại địa phương đó, học trực tuyến…

Ngày 1.9, học sinh Hải Dương tựu trường, trừ học sinh mầm non

Sáng 24.8, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường học trong tỉnh tổ chức tựu trường vào ngày 1.9, khai giảng ngày 5.9, bắt đầu học từ ngày 6.9.

Hình thức tổ chức dạy học của các trường tiểu học, THCS, Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên do UBND cấp huyện quy định



Riêng học sinh mầm non không tựu trường, thời gian đi học thông báo sau. Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn riêng về việc tổ chức khai giảng.

Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện, phương áɴ cho năm học mới, bảo đảm công tác phòng chống ᴅịᴄʜ theo quy định; hạn chế tổ chức các hoạt động giáo dục có sự tham gia của nhiều lớp; bố trí sẵn khu cách ly phòng khi xuất hiện các trường hợp F0, F1, F2…

Các trường rà soát, bổ sung, hoàn thành cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, sách giáo khoa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện đề xuất chuyển các trường hợp cách ly tập trung tại các trường từ cấp tiểu học trở lên đến nơi khác; phun khử khuẩn làm sạch môi trường, sắp xếp bàn ghế để bảo đảm cho học sinh từ cấp tiểu học trở lên có nơi học tập bắt đầu từ ngày 1.9. 



Rà soát, đề nghị ưu tiên bố trí đủ giáo viên dạy chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1, 2 và 6. Các trường thiếu giáo viên cần xây dựng phương áɴ tăng giờ phù hợp, đề xuất hợp đồng thêm giáo viên. 

Hình thức tổ chức dạy học của các trường tiểu học, THCS, Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên do UBND cấp huyện quy định, THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định tuỳ vào tình hình ᴅịᴄʜ ở mỗi địa phương. Ưu tiên các lớp khối đầu và cuối cấp học trực tiếp nếu điều kiện cho phéᴘ. 

Các trường giữ nguyên mức thu học phí như năm học trước; công khai, minh bạch các khoản thu chi đầu năm, không để tình trạng “lạm thu”. Sẽ xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục nếu để xảy ra sai phạm trong thu, chi đầu năm học.