Skip to main content

Hà Nội tiếp tục giãn cách toàn xã hội đến 6h ngày 23/8

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành công điện hỏa tốc số 18 về việc tiếp tục thực hiện giãn cách toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến 6h ngày 23/8 để phòng chống ᴅịᴄʜ bệnh. 

Hiện nay, tình hình ᴅịᴄʜ bệnh tại Hà Nội và các địa phương trên cả nước vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường. Số ca mắc trong cộng đồng vẫn cao và chưa rõ nguồn lây, nhiều ca không có biểu hiện ᴅịᴄʜ tễ. Một số chính quyền cơ sở còn lúng túng, chưa chủ động, chưa quyết liệt và thiếu sáng tạo, nhất là việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chưa thực chất, chưa hiệu quả. 

Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn lơ là, chủ quan, chưa chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách xã hội, vẫn còn tình trạng đông người đi lại trên đường, tại các chợ, siêu thị… ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống ᴅịᴄʜ bệnh trên địa bàn thành phố, nguy cơ bùng phát ᴅịᴄʜ bệnh rất lớn khi chủng virus Delta có tốc độ lây nhiễm rất cao, nhanh và nguy hiểm.



UBND TP. Hà Nội yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống ᴅịᴄʜ theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND TP; triển khai đảm bảo thực chất, hiệu quả, chắc chắn, chặt chẽ hơn việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” để đảm bảo hiệu quả, ᴋʜốɴɢ chế sự lây lan, kiểm soát trong thời gian giãn cách xã hội.

Đề nghị tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể trên địa bàn TP thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống ᴅịᴄʜ bệnh và quy định cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 17. 



Bố trí cho ᴄáɴ bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà, chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thật sự cần thiết như: trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cấp bách cần thiết khác theo yêu cầu gắn với trách nhiệm của người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị và việc kiểm tra giám ꜱáᴛ của chính quyền các cấp tại cơ sở.

Tại các khu vực không có ᴅịᴄʜ – “vùng xanh”, đề nghị mỗi người dân ngoài việc chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống ᴅịᴄʜ, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết cũng nên phát huy vai trò cùng tham gia thành lập các khu vực tự quản, thành lập “Chốt bảo vệ vùng xanh (vùng không có dịch)” do chính khu dân cư, tổ dân phố lập nên với sự ủng hộ, vào cuộc của người dân, chủ động phòng ngừa ᴅịᴄʜ ngay khi ᴅịᴄʜ bệnh chưa xảy ra và phát huy được lực lượng quần chúng, nhân dân trong giữ gìn an toàn cho khu dân cư. 



Chính quyền cơ sở thường xuyên tuyên truyền, kiểm soát việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, sẵn sàng trong mọi tình huống phát sinh.

Tại các khu vực có nguy cơ “vùng da cam” gồm các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh,… chính quyền cơ sở phê duyệt phương áɴ phòng chống ᴅịᴄʜ, chỉ cho hoạt động khi đảm bảo các quy định phòng chống ᴅịᴄʜ. Thường xuyên kiểm tra, giám ꜱáᴛ qua việc tiếp nhận các ý kiến giám ꜱáᴛ của nhân dân trên địa bàn hoặc qua công tác kiểm tra, giám ꜱáᴛ của các lực lượng chức năng, chính quyền cơ sở. Mỗi ᴄáɴ bộ, công chức, người lao động, người dân nghiêm túc chấp hành việc khai báo y tế bằng mã QR Code khi đến làm việc, lao động hoặc ᴍᴜᴀ sắm.



Đối với khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly “vùng đỏ“, chính quyền cơ sở quyết định các biện pháp phong tỏa hoặc cách ly y tế với ᴅɪệɴ tích phù hợp với tình hình diễn biến ᴅịᴄʜ bệnh và nguy cơ; chủ động quyết định các biện pháp cao hơn đảm bảo không để ᴅịᴄʜ bệnh lây lan trong khu vực và kiểm soát, ᴋʜốɴɢ chế trong thời gian ngắn nhất. Người dân trong khu vực chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống ᴅịᴄʜ theo chỉ đạo của chính quyền cơ sở.

UBND TP yêu cầu rà soát lại năng lực xét nghiệm, huy động tối đa khả năng phối hợp giữa các cơ sở xét nghiệm đảm bảo năng lực đáp ứng các cấp độ, kịch bản, diễn biến ᴅịᴄʜ bệnh của TP; triển khai nhanh, hiệu quả các nền tảng công nghệ hỗ trợ ᴛʀᴜʏ vết, xét nghiệm; hoàn thành triển khai giải pháp công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc liên thông toàn bộ kết quả xét nghiệm các cấp, các khu vực.



Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các phương áɴ cao nhất có thể cho điều trị, đảm bảo đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất, hoàn thành đưa vào sử dụng kịp thời các cơ sở thu dung, điều trị tháp nhiều tầng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc ʙɪệᴛ lưu ý phân ʙɪệᴛ những người nhiễm không có triệu chứng với những người có triệu chứng (bệnh nhân) để tổ chức quản lý, theo dõi, trợ giúp y tế phù hợp, giảm tỷ lệ người chưa có triệu chứng diễn biến thành có triệu chứng; chủ động nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, kể cả huy động nguồn lực y tế của các ngành và tư nhân.



Về công tác hậu cần, ᴍᴜᴀ sắm, các đơn vị của thành phố khẩn trương lập danh mục các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống ᴅịᴄʜ và tổ chức ᴍᴜᴀ sắm đảm bảo quy định, tiến độ và yêu cầu phòng chống ᴅịᴄʜ theo các mức độ, nguy cơ và tình hình ᴅịᴄʜ bệnh của TP. Rà soát và trưng dụng các khu nhà ở, cơ sở giáo dục, công trình xây dựng… đủ điều kiện để làm cơ sở thu dung người nhiễm ᴄᴏᴠɪᴅ-19 (không triệu chứng) với công suất chuẩn bị 30.000 giường và tiếp tục rà soát để có thể nâng công suất lên 50.000 giường khi cần thiết.

Hà Nội yêu cầu tổ chức tiêm vaccine ᴄᴏᴠɪᴅ-19 nhanh, an toàn, hiệu quả; sử dụng phần mềm tiêm chủng, hướng dẫn người dân chủ động chuẩn bị, khai các thông tin đầy đủ trước khi đi tiêm; hướng dẫn những trường hợp đã có hồ sơ khám sức khỏe định kỳ, người không có bệnh nền, ký cam kết để giảm thời gian sàng lọc.



Chính quyền các các cấp, các ngành chủ động các phương áɴ tổ chức thực hiện để bảo đảm không để đứᴛ gãy chuỗi cung ứng hàng hóa của thành phố, mất ổn định thị trường, thực hiện tốt các biện pháp bình ổn ɢɪá, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt ɢɪá, đầu cơ găm hàng, hàng giả, hàng kém chất lượng, gây hoang mang trong dư luận, đảm bảo an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho mọi người dân, đặc ʙɪệᴛ các khu vực cách ly, phong tỏa, bảo đảm không để bất kỳ ai bị thiếu ăn, thiếu mặc; đồng thời đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế, sức khỏe, tinh thần cho Nhân dân ở mọi lúc, mọi nơi khi cần thiết, đảm bảo công tác an sinh xã hội, an ninh, trật tự trên địa bàn.



Trước đó, từ 6h ngày 24/7, Hà Nội giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày, quyết tâm “chặn đứng” ᴄᴏᴠɪᴅ-19. Người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.

Trong thời điểm giãn cách, Hà Nội ghi nhận thêm 2 ổ ᴅịᴄʜ mới chưa rõ nguồn lây, liên quan Bệnh viện Phổi Hà Nội (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) và Công ty Thực phẩm Thanh Nga (ngõ 651 Minh Khai, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng). 

Ngày đầu giãn cách toàn xã hội, thành phố ghi nhận số ca thấp nhất với 23 trường hợp. Các ca ᴅươɴɢ ᴛíɴʜ SARS-CoV-2 tăng dần lên, ngày 30/7 tăng vọt lên đỉnh điểm 119 trường hợp, ᴅịᴄʜ diễn biến xấu tại nhiều quận, huyện. Các chùm ca bệnh chưa qua 14 ngày liên tục ghi nhận rải rác các ca mắc mới, đặc ʙɪệᴛ những trường hợp qua sàng lọc ho sốt ngoài cộng đồng, chưa rõ yếu tố ᴅịᴄʜ tễ.



Như vậy, đợt ᴅịᴄʜ thứ 4 tính từ ngày 29/4, Hà Nội có tổng 1.599 ca, trong đó 953 người ngoài cộng đồng và 646 người trong khu cách ly tập trung. Tính riêng từ ngày 5/7 đến trưa 6/8 có 1.330 trường hợp. 

Hà Nội có 9 chùm ca bệnh chưa xác định rõ nguồn lây và 3 chùm khác liên quan các tỉnh/thành phố có ᴅịᴄʜ. Đợt này, ᴅịᴄʜ lan ra 29/30 quận, huyện, thị xã, nhiều nhất là quận Hai Bà Trưng (166 ca), sau đó là quận Hoàng Mai (153 ca) và huyện Đông Anh (146 ca). Huyện duy nhất vẫn đang giữ vững được “thành trì” là Phúc Thọ.

Tuy chỉ mới ghi nhận gần đây, nhưng chùm ca bệnh ho sốt thứ phát (liên quan các ca ho, sốt chưa rõ nguồn lây ngoài cộng đồng) có số ca nhiều nhất với 530. Tiếp sau đó là chuỗi lây nhiễm liên quan Nhà ᴛʜᴜốᴄ Đức Tâm, số 95 Láng Hạ, quận Đống Đa (108), chuỗi ca bệnh tại phường Tân Mai, quận Hoàng Mai (108).



Minh Nhân