Skip to main content

Tây Ninh: ᴅịᴄʜ bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp

Phun ᴛʜᴜốᴄ khử trùng, vệ sinh chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh. Ảnh minh hoạ

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, ngày 12.10, ngành Thú y huyện Tân Biên phát hiện bệnh cúm gia cầm xuất hiện tại hộ chăn nuôi Nguyễn Thanh Sang (ấp Thạnh Hoà, xã Thạnh Bình), với 35 con gà mắc bệnh, tổng trọng lượng khoảng 53kg.

Ngành Thú y đã lấy mẫu gửi về Chi cục Thú y vùng VI xét nghiệm, kết quả các mẫu bệnh phẩm đều ᴅươɴɢ ᴛíɴʜ với virus gây bệnh cúm gia cầm. Chi cục đã chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tân Biên phối hợp với chính quyền địa phương tiêu huỷ toàn bộ đàn gà và thực hiện các biện pháp xử lý ổ ᴅịᴄʜ theo quy định.



Đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh không phát hiện thêm trường hợp gia cầm mắc bệnh trên địa bàn huyện Tân Biên và các huyện, thị xã và thành phố khác của tỉnh.

Tình hình ᴅịᴄʜ tả heo châu Phi tiếp tục có diễn biến phức tạp, tính đến hết ngày 18.10, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 88 trường hợp hộ chăn nuôi tại 14 xã của 2 huyện Tân Biên, Tân Châu và thị xã Hoà Thành có heo mắc ᴅịᴄʜ tả heo châu Phi. Số heo bệnh ᴄʜếᴛ, buộc phải tiêu huỷ là 1.019 con với tổng trọng lượng 71.392,5kg.

Riêng trong ngày 18.10, ngành Thú y phát hiện thêm 7 ổ ᴅịᴄʜ ở các xã: Tân Phong, Tân Bình, Hoà Hiệp và Thị trấn của huyện Tân Biên. Đồng thời, ghi nhận 3 ổ ᴅịᴄʜ phát sinh mới tại xã Suối Ngô và thị trấn huyện Tân Châu, với tổng số heo ᴄʜếᴛ trong ngày là 93 con, trọng lượng tiêu huỷ 6.424kg.



Cũng theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, với nỗ lực đẩy nhanh công tác tiêm phòng và chữa trị bệnh, đến nay, tình hình ᴅịᴄʜ viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh đang dần ổn định, số ca mắc mới và số trâu bò ᴄʜếᴛ giảm mạnh. Trong ngày 18.10, trên địa bàn tỉnh có thêm 39 con bò của 21 hộ chăn nuôi mắc bệnh viêm da nổi cục, trong đó có 8 con ᴄʜếᴛ, tổng trọng lượng phải tiêu huỷ là 960kg.

Tính đến ngày 3.10, trên địa bàn tỉnh có 9.143 con bò của 4.751 hộ chăn nuôi trong tỉnh mắc bệnh viêm da nổi cục. Trong đó có 1.541 con bị ᴄʜếᴛ và phải tiêu huỷ, tổng trọng lượng là 203.151kg.



Như vậy, tính từ thời điểm phát hiện ổ ᴅịᴄʜ đầu tiên đến nay (hết ngày 18.10), trên địa bàn tỉnh có 5.260 hộ chăn nuôi có 10.292 con bò mắc bệnh viêm da nổi cục (chưa có trường hợp trâu mắc bệnh) tại 92 xã, phường, thị trấn của 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, có 1.748 con ᴄʜếᴛ, tổng trọng lượng tiêu huỷ là 227.714kg.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với các địa phương tổ chức tiêm được 59.808 liều vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục; đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng, chống ᴅịᴄʜ tả heo châu Phi, ᴅịᴄʜ cúm gia cầm.

Để chủ động phòng, chống ᴅịᴄʜ bệnh hiệu quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức triển khai giám ꜱáᴛ ᴅịᴄʜ bệnh trên đàn gia súc, gia cầm- nhất là các khu vực từng có ᴅịᴄʜ, khu vực nguy cơ cao; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo ᴅịᴄʜ bệnh.



Đồng thời, tiếp tục duy trì kiểm tra, giám ꜱáᴛ, đôn đốc công tác phòng chống dịch; quản lý chặt chẽ công tác tái đàn chăn nuôi tại các địa phương, bảo đảm an toàn ᴅịᴄʜ bệnh, hạn chế thấp nhất ᴛʜɪệᴛ ʜạɪ có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, Chi cục chỉ đạo các Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm có liên quan, đẩy mạnh công tác kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát ɢɪếᴛ mổ trên địa bàn. Xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển, tập kết, buôn ʙáɴ động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm ᴅịᴄʜ thú y.



Hiện nay, tình hình thời tiết có nhiều diễn biến bất lợi như mưa nhiều, độ ẩm cao, tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển, dễ bùng phát thành ᴅịᴄʜ trên đàn vật nuôi, trong đó có bệnh ᴅịᴄʜ tả heo châu Phi và cúm gia cầm hết sức nguy hiểm.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo người chăn nuôi cần tăng cường công tác vệ sinh thú y, tiêu độᴄ, khử trùng chuồng trại thường xuyên, đặc ʙɪệᴛ là rắc vôi bột trong khu vực chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh, khai báo kịp thời cho chính quyền địa phương và cơ quan Thú y gần nhất khi có động vật bệnh, nghi bệnh để kịp thời xử lý; thực hiện “5 không” trong phòng, chống dịch: không giấu dịch; không ᴍᴜᴀ báɴ, vận chuyển động vật bệnh, động vật chết; không ɢɪếᴛ mổ, tiêu thụ thịt động vật bệnh, động vật chết; không vứt xác động vật ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.



Minh Dương