Skip to main content

Do ᴅịᴄʜ bệnh, nhiều người cúng lễ Vu Lan online, viếng mộ qua video call

Người dân đón Vu Lan, viếng mộ người thân qua… video call

Những năm trước, vào dịp Vu Lan, cô Hương (Nguyễn Xiển, quận Thanh Xuân) thường cùng con cháu viếng mộ gia tiên, dâng mâm cỗ chay. Tuy nhiên, năm nay, ᴄᴏᴠɪᴅ-19 diễn biến phức tạp, Hà Nội kéo dài thời gian giãn cách đến 6h ngày 6/9, gia đình quyết định thay đổi phương thức: đón Vu Lan và viếng mộ trực tuyến (online).

Cách đây một tuần, con trai cô Hương gọi điện cho nhân viên Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, đặt gói cúng ɢɪá 1,5 triệu đồng, gồm dọn dẹp phần mộ, 7 món mặn, hoa quả và đồ lễ.

Gói lễ cúng nhà cô Hương diễn ra vào 9h30. Từ 9h, nhân viên nghĩa trang gọi điện thông báo, quay clip các khâu dọn dẹp phần mộ, bày biện đồ lễ, rồi hỏi gia đình có cần bổ sung thêm gì không.



Đúng 9h30, gia đình và nhân viên nghĩa trang gọi điện bằng video call. Hình ảnh phần mộ gia tiên xuất hiện trên màn hình điện thoại, cô Hương và con cháu chắp tay vái lạy qua video.

“Dù không thể đến tận nơi, nhưng qua cách các nhân viên chuẩn bị, tôi cũng yên tâm phần nào”, cô Hương nói.

Gia đình cô Nguyễn Thị Hồng ở Thái Hà, quận Đống Đa đón lễ Vu Lan online

Tương tự cô Hương, cô Nguyễn Thị Hồng (Thái Hà, quận Đống Đa) cũng đặt gói lễ cúng ɢɪá 1,5 triệu đồng tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên gần một tháng trước. Từ sáng sớm, cô cầm “phiếu đi chợ” ra chợ gần nhà ᴍᴜᴀ đồ lễ. Sau 2 tiếng chuẩn bị, mâm cổ đủ đầy chay, mặn, hoa quả, được đặt lên bàn thờ của gia đình.



Người phụ nữ mở chiếc máy tính bảng, kết nối con cháu và nhân viên nghĩa trang. Cô Hồng xúc động kể, năm 2020, chồng qua đời vì bạo bệnh, được an táng tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên. ᴅịᴄʜ bệnh liên miên gần 2 năm qua, khiến cô không thể lên thăm chồng thường xuyên.

Đến ngày Vu Lan, ban đầu gia đình dự tính lên Hòa Bình dọn mộ và thắp hương, nhưng không ai ngờ ᴅịᴄʜ bệnh khiến mỗi người một nơi, không thể quây quần hay đi viếng mộ.

Tận mắt chứng kiến nhân viên nghĩa trang dọn dẹp mộ, lau chùi, sắp lễ, cúng bái thay gia đình, cô Hồng cũng yên lòng. Gia đình nghẹn ngào vái vọng từ xa, nhắn nhủ đôi điều trong tâm khảm với người quá cố.



Vuốt ve di ảnh chồng qua màn hình máy tính bảng, cô Hồng bật khóc, nói xin lỗi chồng vì năm đầu tiên đã không thể lên thăm ông. Cô hẹn sẽ cùng con cái tảo mộ khi ᴅịᴄʜ bệnh ổn định.

Nhân viên nghĩa trang dọn dẹp, chuẩn bị mâm cỗ cúng cho người thân của cô Hồng

Gia đình cô Hồng vái vọng online

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Kim Liên (phường Dương Nội, quận Hà Đông) ᴛʀᴜʏ cập vào địa chỉ website phía nghĩa trang cung cấp, chọn gói lễ cúng 1,5 triệu đồng, ngày giờ theo yêu cầu. Cách đây mấy hôm, bà cũng đã đi chợ chuẩn bị hoa quả, vàng mã, để sắp bàn cúng tại nhà.



Đây là năm đầu tiên chúng tôi đặt gói cúng online. Nhìn nhân viên dọn dẹp cẩn thận, cúng bái có tâm, tôi có cảm giác như mình đang ngồi ở nghĩa trang vậy“, bà Liên nói mọi năm đều mong mỏi đến ngày Vu Lan, là dịp tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến người đã khuất. Bà hi vọng người chồng quá cố cảm thấy yên lòng khi vợ con luôn nhớ thương ông.

Bà Liên cùng người thân cúng lễ Vu Lan qua màn hình máy tính, đầu dây bên kia là nhân viên của nghĩa trang

Kết thúc buổi lễ online, bà Liên lên phòng thờ của gia đình, bày mâm cúng và thắp hương gia tiên, người chồng quá cố



Lượng khách hàng viếng mộ online tăng gấp đôi so với mọi năm

Chị Nguyễn Thị Mai Hồng, nhân viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên cho biết, gần 2 tuần nay, chị cùng đồng nghiệp làm việc từ 4h sáng đến tận 18h chiều. Họ thay phiên nhau dọn dẹp phần mộ, đặt lễ hộ các gia đình, nhiều hôm không kịp ăn trưa.

Trong khi chị Hồng dâng mâm cỗ, sắp hoa quả, thắp hương, thì một nam nhân viên khác, trong bộ vest đen lịch sự, dùng thiết bị điện tử, quay lại hình ảnh hoặc video call với khách hàng.

Ông Trần Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty Toàn Cầu, chủ đầu tư Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên, cho biết thời điểm này mọi năm, hàng nghìn lượt khách tới viếng thăm khuôn viên phần mộ gia đình, tham dự đại lễ tưởng nhớ người thân đã khuất. Tuy nhiên năm nay, ᴅịᴄʜ bệnh đã cản trở nhiều dự định và nguyện vọng của khách hàng.



Theo ông Tuấn Anh, đây là năm thứ 2 nghĩa trang triển khai hình thức cúng giỗ online, và là năm đầu tiên thực hiện video call từ phần mộ cho khách hàng. “ᴅịᴄʜ ᴄᴏᴠɪᴅ-19 căng thẳng, giãn cách xã hội khiến người dân, nhất là người Hà Nội không thể tảo mộ ông bà, tổ tiên, nên họ đăng ký tảo mộ bằng video tăng đột biến“, ông Tuấn Anh nói.

Nhân viên nghĩa trang quay lại toàn bộ quá trình dọn dẹp mộ, chuẩn bị mâm cúng

Các gói lễ khác nhau tùy từng mức tiền

Được các nhân viên thực hiện trang nghiêm và thanh tịnh



Năm trước, lượng khách hàng khoảng 1.000 người, thì năm nay tăng gấp đôi. Dù thực hiện viếng mộ online, nhưng mọi khâu chuẩn bị lễ vật, đồ cúng, quần áo, khóa lễ, đều được diễn ra trang nghiêm, thanh tịnh và đầy đủ.

Nghĩa trang hiện có 24 gói lễ, ɢɪá từ 80.000 đồng đến 2 triệu đồng. Gói cơ bản, ᴅᴀᴏ động 80.000 đồng – 200.000 đồng chỉ có đồ mã, trong khi gói 1,5 – 2 triệu đồng bao gồm các nghi lễ cúng giỗ, mâm cỗ, hoa quả, hương vàng, lau chùi mộ và video call cho gia đình. Các gói lễ, đồ cúng được đăng trên website, kèm theo mức ɢɪá để khách hàng lựa chọn.

Khách hàng đặt một gói lễ trực tuyến, qua đó theo yêu cầu ngày, giờ mà nhân viên sẽ triển khai tại khu vực phần mộ. Toàn bộ các phần từ dọn dẹp, sắp lễ, cúng bái sẽ được trực tiếp qua Zalo, FaceBook, Zoom đến khách hàng. Gia chủ từ xa có thế vái vọng, khấn cầu cho tâm linh người đã khuất. Cùng một địa điểm những thân ở Việt Nam, nước ngoài có thể tận mắt tham quan phần mộ của gia đình.