Skip to main content

Thủ phủ của những ‘địa chủ’ ở Hải Dương, mỗi năm bỏ túi nửa tỷ là chuyện thường

Với quyết tâm làm giàu trên những thửa ruộng hoang, nhiều hộ dân ở xã Ngô Quyền (Thanh Miện) đã đứng ra tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế theo hướng sản xuất tập trung, làm giàu ngay trên chính đồng đất quê hương. 

Việc cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp giúp các hộ dân ở xã Ngô Quyền nâng cao hiệu quả kinh tế

Đánh thức ruộng hoang 

Đưa chúng tôi đi thăm những cánh đồng mẫu lớn ở xã Ngô Quyền, anh Nguyễn Duy Cát, Giám đốc HTX ᴅịᴄʜ vụ nông nghiệp thôn Phạm Xá kể rằng hơn 10 năm trước Ngô Quyền là một trong những địa phương có số người đi xuất khẩu lao động nhiều nhất huyện. Nhờ đó mà nhiều gia đình “phất” lên trông thấy, đời sống của người dân ngày càng sung túc hơn. Nhưng cũng vì thế mà số lượng lao động nông nghiệp sụt giảm khiến những cánh đồng màu mỡ dần vắng bóng người gieo cấy. Năng suất lúa kém, ᴅɪệɴ tích ruộng hoang ngày một tăng khiến nhiều người không khỏi xót xa.  



Ngày ấy, ở làng Văn Xá, người dân vẫn thường truyền tai nhau về câu chuyện của một “gã khùng” với mơ ước làm giàu trên cánh đồng hoang. Từ một chủ hộ kinh doanh xăng dầu có tiếng trong vùng, chỉ trong vài tháng đã biến thành một anh nông dân chính hiệu, quanh năm chân lấm tay bùn. Theo chân anh Cát, chúng tôi tìm đến nhà “gã khùng” Cao Văn Lâm ở thôn Văn Xá. Ngay mặt trục đường chính của xã là cơ ngơi bề thế rộng hàng nghìn mét vuông đang được anh Lâm xây dựng để làm lò sấy thóc hiện đại. Sau khi mời chúng tôi ngồi uống nước, anh Lâm bắt đầu kể về cơ duyên của mình với đồng ruộng quê hương. Năm 2011, sẵn có vốn trong tay anh Lâm đầu tư một máy gặt gần 300 triệu đồng để phục vụ bà con trong xã. Cũng nhờ những ngày rong ruổi đi gặt thuê ở hết cánh đồng này đến cánh đồng khác, anh đã tìm thấy cơ hội làm giàu của riêng mình. “Ngày ấy, nhiều người bắt đầu bỏ ruộng hoang rất lãng phí. Với mơ ước làm giàu trên chính mảnh đất quê hương nên tôi đã nung nấu ý tưởng thuê lại ruộng hoang để trồng lúa tập trung“, anh Lâm tâm sự. 



Nói là làm, năm 2012 anh Lâm đứng ra thuê lại 35 mẫu ruộng của người dân với ɢɪá gần 60 triệu đồng/vụ. Khi biết tin, nhiều thành viên trong gia đình phản đối kịch liệt, cho rằng anh mơ ước viển vông. Bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu, anh bắt tay vào cải tạo đồng ruộng cho kịp thời vụ gieo cấy. Cả tháng trời, ngày nào anh cũng có mặt ở ngoài đồng để “thuần đất”. “Thay vì giải thích tôi quyết tâm làm đến cùng và sẽ lấy thành quả để chứng minh“, anh Lâm cho biết. 

Sau gần 1 tháng vật lộn với ruộng hoang để cải tạo lại bờ kênh, mương máng, những cánh đồng mẫu lớn dần được hình thành. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, anh Lâm bắt tay ngay vào gieo cấy đại trà với giống lúa đặc sản là Bắc thơm số 7. Cánh đồng hoang hóa, cỏ mọc um tùm ngày nào nay đã trở thành “bờ xôi ruộng mật”. Vụ mùa năm đó, trừ tất cả chi phí anh Lâm lãi gần 200 triệu đồng từ tiền ʙáɴ thóc và gặt máy thuê. 



Vụ đầu bội thu, anh Lâm tiếp tục thuê thêm ruộng hoang của các hộ dân trong xã và các địa phương lân cận. Để quy vùng sản xuất tập trung, anh còn chủ động đổi ruộng hoặc thuê lại với ɢɪá cao đối với các hộ có ruộng xung quanh. Tùy theo từng chân ruộng cao, thấp mà anh phân ra thành từng thửa khác nhau, có thửa rộng tới 10 mẫu, thửa nhỏ cũng từ 2 – 3 mẫu. Đến năm 2014, anh Lâm đã có trong tay gần 80 mẫu ruộng. Để phát triển theo hướng bền vững và tiết kiệm chi phí sản xuất, anh tính đến chuyện cơ giới hóa đồng bộ khi vay mượn khắp nơi sắm thêm máy cày, máy cấy tổng ɢɪá trị gần 1 tỷ đồng.  



Cũng như anh Lâm, sau nhiều năm bươn chải xứ người mà không gặt hái được nhiều thành quả, đầu năm 2012, anh Nguyễn Văn Thắng ở thôn Vũ Xá cũng quyết định về quê lập nghiệp. Đưa tôi ra thăm cánh đồng Miếu, anh Thắng cho biết cả khu đồng xanh mướt kia hiện đều là ruộng của anh. “Trước đây, người dân canh tác theo hướng truyền thống nên dù vất vả quanh năm nhưng lợi nhuận chẳng được bao nhiêu, nhiều người tính đến chuyện bỏ ruộng. Tiếc đất phì nhiêu, màu mỡ mà bị bỏ hoang tôi liền đứng ra thuê lại hết để trồng lúa“, anh Thắng cho biết. 

Ngày mới bắt đầu gom ruộng để trồng lúa anh Thắng gặp phải muôn vàn khó khăn. Nhiều thửa ruộng không cùng khu nên hệ thống kênh mương chằng chịt, chỗ trũng chỗ cao rất khó để canh tác. Anh bỏ tiền thuê máy xúc về làm lại bờ kênh, mương máng, phát quang cỏ dại. Chẳng mấy chốc từ cánh đồng hoang hóa, anh Thắng đã biến khu đồng Miếu thành khu trồng lúa tập trung cho năng suất lúa cao nhất nhì xã.  



Những năm sau đó, cứ ở đâu có ruộng bỏ hoang là anh Thắng tìm đến thuê lại. Đến nay ngoài 20 mẫu ruộng ở xã Ngô Quyền, anh Thắng còn có 35 mẫu ở xã Phạm Kha (Thanh Miện) và 15 mẫu ở xã Thúc Kháng (Bình Giang). 

Anh Cao Văn Lâm (bên phải) xây dựng được quy mô sản xuất nông nghiệp trị ɢɪá hàng chục tỷ đồng

Làm giàu từ cây lúa 

Ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương không chỉ đến từ những người đàn ông sức dài vai rộng, ở xã Ngô Quyền nhiều bậc cao niên, thậm chí là phụ nữ cũng đang có hàng chục mẫu ruộng trong tay. Bà Phạm Thị Trâm ở thôn Phạm Xá là một điển hình. Dù đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng bà Trâm vẫn một mình đứng ra quán xuyến hơn 25 mẫu ruộng. Hình ảnh một cụ bà với bộ quần áo sờn cũ suốt ngày chân lấm tay bùn, bước đi thoăn thoắt ngoài ruộng đã quá đỗi quen thuộc với người dân nơi đây. Có người hỏi bà sao phải lao động cật lực đến vậy, bà Trâm chỉ cười bảo: “Tôi sinh ra ở thôn quê, lớn lên trên đồng ruộng nên thi thoảng ra thăm nom cho đỡ nhớ. Dù sao cũng trót gắn bó cả đời với ruộng đồng rồi“. 



Từ chỗ chỉ có vài sào ruộng trong tay, trong 6 năm, bà Trâm đã trở thành “địa chủ” có tiếng ở xứ này. Năm 2015, khi xã thực hiện dồn ô, đổi thửa, bà Trâm đã đứng ra thuê lại hơn 25 mẫu ruộng của dân để cấy lúa. Những năm đầu còn khỏe bà lăn lộn hết đồng trên cánh dưới không việc gì là không đến tay. Không phụ công người, vụ lúa nào cũng là mùa vàng bội thu. Nhờ đó gia đình bà có của ăn, của để. Giờ đây khi tuổi đã cao, bà Trâm giao phó hết việc trồng và chăm sóc lúa cho máy móc, bà chỉ quán xuyến công thợ, công cày. “Giờ làm gì cũng có máy móc hỗ trợ nên không còn vất vả như xưa. Gần 2 năm nay, từ làm đất đến thu hoạch tôi thuê người làm hết. Cuối vụ, trừ chi phí tôi vẫn thu lãi từ 100.000 – 150.000 đồng/sào”, bà Trâm cho biết. 



Cũng nhờ cây lúa nhiều hộ dân ở Ngô Quyền không những có của ăn của để mà còn xây dựng được một “đế chế” nông nghiệp quy mô, hiện đại. Để cơ giới hóa đồng bộ, năm 2021, anh Lâm tiếp tục đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng lò sấy với công suất 80 tấn thóc/ngày. Xác định tập trung làm ᴅịᴄʜ vụ nên hiện nay anh Lâm đã rút dần ᴅɪệɴ tích ruộng thuê còn 35 mẫu. Sau gần 10 năm bám ruộng làm giàu giờ đây anh Lâm đã có trong tay 7chiếc máy cấy, 1 chiếc máy gặt cùng hệ thống lò sấy hiện đại. Mỗi năm, anh Lâm bỏ túi hàng trăm triệu đồng từ những nguồn thu này.

Còn anh Thắng mỗi năm cũng “bỏ túi” khoảng 400-500 triệu đồng tiền lãi từ ʙáɴ thóc và cấy máy.



Anh Nguyễn Văn Thắng (bên trái) theo ꜱáᴛ từng giai đoạn phát triển của cây lúa 

Gần 100 hộ tích tụ ruộng đất với ᴅɪệɴ tích lớn

Chẳng sai khi nói rằng xã Ngô Quyền là thủ phủ của những “địa chủ” bởi hiện nay toàn xã có gần 100 hộ tích tụ ruộng đất với ᴅɪệɴ tích lớn. Trong đó có 62 hộ tích tụ từ 3 – 10 mẫu ruộng, 5 hộ tích tụ từ 15 – 30 mẫu. Nhờ gom ruộng trồng lúa tập trung mà nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo trở thành những “đại gia chân đất”. Theo ông Nguyễn Thế Đạo, Phó Chủ tịch UBND xã Ngô Quyền, toàn xã hiện có 631 ha cấy lúa, trong đó có khoảng 70% ᴅɪệɴ tích được cơ giới hóa đồng bộ. Thay vì phát triển nông nghiệp theo hướng tự cung tự cấp, nhỏ lẻ, xã đã xây dựng cơ chế riêng để hỗ trợ người dân quy vùng sản xuất tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao.



Để khuyến ᴋʜíᴄʜ người dân tích tụ ruộng đất, hạn chế phát sinh ruộng hoang, các HTX ᴅịᴄʜ vụ nông nghiệp tại xã Ngô Quyền đã giảm mức thu ᴅịᴄʜ vụ xuống mức thấp nhất. Hiện các hộ dân trong xã chỉ phải đóng một loại tiền ᴅịᴄʜ vụ với ɢɪá là 29.000 đồng/sào/vụ, so với một số địa phương lân cận mức ɢɪá này chỉ bằng 50%. Bên cạnh đó, các HTX còn đứng ra cung ứng vật tư, giống, ᴛʜᴜốᴄ bảo vệ thực vật với ɢɪá ưu đãi để người dân yên tâm sản xuất. Việc bao tiêu sản phẩm cũng được quan tâm.

Nông dân tích tụ ruộng đất đã giải quyết được bài toán thiếu hụt nguồn lao động làm nông nghiệp và bỏ ruộng hoang hiện nay. Việc hình thành những cánh đồng mẫu lớn sẽ tạo thuận lợi để cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.