Skip to main content

Báo Trung Quốc lý giải tại sao người Việt Nam ít dùng xe máy do ‘Tàu’ sản xuất

Mới đây, trang Baidu đã đăng tải một bài viết với tựa đề: “Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng nhiều xe máy nhất thế giới, nhưng lại không có chiếc nào được sản xuất tại Trung Quốc.

Theo như bài báo phân tích, một số chuyên gia tại quốc gia tỷ dân đã thống kê ở Việt Nam hầu như không có thương hiệu xe máy của Trung. Vấn đề đặt ra là hai nước có đường biên giới giáp nhau nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa nhưng tại sao xe máy lại khó thâm nhập thị trường Việt Nam?

Người Việt tham gia giao thông bằng xe máy. (Ảnh: Baidu)

Khoảng năm 1999, đất nước “công xưởng thế giới” nhận thấy tiềm năng to lớn của thị trường xe máy Việt nên đã từng bước tiến vào nước chúng ta. Dựa vào cuộc chiến cạnh tranh về ɢɪá cả, chỉ trong vòng 3 năm, Trung Quốc đã đánh bại Nhật Bản, chiếm hơn 80% lượng xe mới.



Nhưng giờ đây, xe máy Nhật Bản đã trở thành nguồn chủ lực tuyệt đối tại Việt Nam. Theo thống kê năm 2016, tổng lượng xe máy ʙáɴ ra khoảng hơn 3 triệu chiếc, trong đó Honda, Yamaha, Suzuki lần lượt chiếm: 69%, 25% và 1%. Người dân Việt Nam dường như không còn chuộng thương hiệu Trung như xưa nữa.

Dream Honda từng thống trị 20 năm tại Việt Nam. (Ảnh: CafeBiz)

Trong những năm 90, một “con dế Nhật” có ɢɪá từ 10 đến hơn 20 triệu đồng, ɢɪá thành tuy có đắt đỏ nhưng đổi lại chất lượng của nó trên cả tuyệt vời. Nhưng khi Trung Quốc gia nhập thị trường, nó đã áp đảo về ɢɪá thành khi được ʙáɴ rẻ hơn các hãng xe khác tầm 8 triệu đồng. Điều này đã thu hút được sự chú ý của dân tình. Hơn nữa, vì bề ngoài của xe khá giống với Honda hay Yamaha nên nhiều người đã chuyển sang ᴍᴜᴀ xe nội địa Trung.



Dream “nhái” từ Loncin và Lifan sao y bản chính. (Ảnh: 24h.com)

Theo lý giải của trang Baidu, nguyên nhân là bởi “tiền nào của đó” là có thật. Cùng một loại mẫu mã nhưng phụ tùng bên trong lại khác xa nhau. Sau một thời gian sử dụng thì dân Việt đã có sự so sánh chất lượng giữa xe Nhật và Trung. Báo xứ Trung cho biết người Việt đã lần lượt bỏ qua hàng ɢɪá rẻ và quay trở lại dùng đồ nhập khẩu của đất nước mặt trời mọc.

Bảng ɢɪá xe máy những năm 90, 2000. (Ảnh: Tinhte.vn)

Bài báo còn chia sẻ thêm: “Hiện nay ở Việt Nam hầu như không có ʙáɴ xe máy Trung Quốc, ví ᴅụ bạn có nhu cầu, người ʙáɴ hàng sẽ đề nghị bạn bỏ thêm một số tiền nữa để mùa hãng của Nhật hoặc Hàn Quốc. Vì xe Trung Quốc đã có tiếng “rởm” từ lâu rồi.



Tác giả bình luận về việc xe máy “rởm” của Trung Quốc. (Ảnh: chụp màn hình)

Ngoài ra tác giả còn nhấn mạnh: “Sự việc này cũng cho chúng ta thấy rằng cuộc chiến về ɢɪá cả có thể giành giật thị trường trong chốc lát, nhưng chất lượng và công nghệ mới là nền tảng. Về quy mô và doanh số, các công ty Trung Quốc nên tránh sự nóng vội và tầm nhìn nông, từ bỏ tư duy cũ là chạy theo quy mô doanh nghiệp trong nhiều năm và chuyển sang xây dựng năng lực cạnh tranh cốt lõi.

Sau khi bài viết được đăng tải trên ᴍạɴɢ xã hội, nó đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Hầu hết các ý kiến đều đồng tình với quan điểm của tác giả. Họ cho rằng người Việt Nam rất tinh tế, luôn có sự chọn lọc và biết nhìn xa trông rộng, không vì ham rẻ nhất thời mà phải gánh hậu quả nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bình luận bày tỏ mong muốn các công ty nội địa hãy chú trọng nền tảng chất lượng để có thể vươn xa hơn trong “cuộc chiến tranh lạnh công nghệ”.



Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên hiện đại, một thế hệ 4.0. Các đồ dụng điện tử đã phát triển đến một mức độ không ngờ. Ngày càng có nhiều quốc gia đổ xô tham chiến về công nghệ số. Thị trường cũng yêu cầu khắt khe về cả mẫu mã và chất lượng, nhu cầu của người sử dụng ngày càng cao. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng ham rẻ đã tiếp tay cho nhiều sản phẩm nhái. Chúng ta nên đầu tư có chọn lọc để đảm bảo về chất lượng, độ an toàn và bền lâu.