Như mới đây, VTV có chia sẻ trường hợp của anh Nguyễn Vạn Tiến, quận 5, TP. HCM là một ví ᴅụ điển hình cho việc tuổi trẻ dám nghĩ dám làm. Hồi còn nhỏ, bố mẹ hay la không chịu học hành thì chỉ có đi ʙáɴ vé số, nhặt ve chai thế nhưng hãy nhìn Tiến, bạn sẽ có suy nghĩ khác. Tiến tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh và giờ đây vẫn ʙáɴ ve chai nhưng ᴋɪếᴍ vài chục triệu mỗi tháng và còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người.

Việc khởi nghiệp của Tiến nhận được khá nhiều sự quan tâm của mọi người, đặc ʙɪệᴛ là người trẻ. Ảnh: Him
Tiến là chủ vựa ve chai đã được 10 năm, mang thương hiệu “Ve chai chú Hỏa”, có thuê nhân viên làm việc cùng. Từ khi hoạt động đến nay, anh đã có hơn 200 đối tác thân thiết lớn, nhỏ. Đặc ʙɪệᴛ, mỗi tháng anh thu về khoảng 60-70 triệu đồng – một con số mà dân văn phòng, kinh doanh ao ước.

Nhiều người cho rằng anh “dở người” vì đi học đàng hoàng lại về làm nghề ve chai. Ảnh: Phong Nguyễn

Tuy nhiên, ít ai biết rằng anh hướng đến việc thu ᴍᴜᴀ, phân loại rác thải để vừa ᴋɪếᴍ được tiền, vừa giúp tái chế, bảo vệ môi trường. Ảnh: Phong Nguyễn
Ngay khi những thông tin của Tiến được chia sẻ cộng đồng ᴍạɴɢ đã để lại nhiều bình luận, đa phần đều ngưỡng mộ cách làm việc, start-up thành công của anh chàng:
– Làm gì không quan trọng. Quan trọng là sự đầu tư tinh thần, trí tuệ vào việc đó. Giá trị mang lại không thể tính bằng tiền được nữa.
– Chỗ tao có ông cũng ʙáɴ sắt vụn giàu nhất huyện.
– Chủ vựa ve chai nó giàu lắm đấy, bớt giỡn đi. Ông anh mình là minh chứng. Nhà lầu xe Mẹc , đất bao la từ chủ phế liệu mà nên.
– Tuyển người đi lượm ve chai không xin 1 chân?
Bắt đầu từ những ngày đi học Tiến và bạn bè đã bắt đầu đi ᴍᴜᴀ ve chai, dần dần “Ve chai chú Hỏa” được lập lên vừa để ᴋɪếᴍ tiền nhưng cũng đồng thời vừa “tiêu tiền”. Được biết, mỗi tháng doanh thu của nhóm Tiến rơi vào khoảng 60-70 triệu đồng và anh đã trích 20% lợi nhuận để làm công tác ở phường, xoay quanh việc bảo vệ môi trường.

Tiến cho biết mình không vận động quyên góp và việc ᴍᴜᴀ ʙáɴ được diễn ra sòng phẳng. Ảnh: VTV

Được biết “Ve chai chú Hỏa” đã được đăng kí thương hiệu, có đồng phục riêng. Ảnh: Phong Nguyễn
10 năm hoạt động kể từ khi thành lập đến nay, “ve chai chú Hỏa” đã có nhiều “bạn hàng” nên luôn có một lượng hàng ổn định, thu nhập ổn định. Chỉ cần gọi điện thì nhóm anh sẽ đến tận nhà để lấy và trả tiền đầy đủ chứ không vận động quyên góp hay ủng hộ.

Tiến vẫn tự tay thu gom, ᴍᴜᴀ phế liệu cùng mọi người trong nhóm. Ảnh: VTV
Mỗi tháng cũng sẽ có thêm những chương trình “Đổi rác lấy quà”, số tiền đó sẽ để chi trả cho những hoạt động liên quan đến môi trường của địa phương. Khi những túi rác được gửi tới thì đổi lại sẽ được nhận một cây xanh, một túi gạo hay một phần quà nhỏ.

Chương trình “đổi rác lấy quà” cũng được nhiều người ủng hộ. Ảnh: VTV

Số tiền trích ra, Tiến sẽ tổ chức những chương trình Đoàn hội ở phường liên quan đến bảo vệ môi trường. Ảnh: VTV
Chia sẻ trên VTV, Tiến chia sẻ: “Có được thành quả như ngày hôm nay chắc là nhờ tổ ve chai dẫn đường mình. Mình khởi sự từ cộng đồng và sẽ phục vụ lại cộng đồng là điều mà doanh nghiệp của mình đặt lên hàng đầu”

Thông qua công việc kinh doanh của mình, Vạn Tiến đã hỗ trợ và mang lại nhiều giá trị thiết thực cho cộng đồng. Ảnh: Phong Nguyễn
Nhiều người trẻ hiện nay chán cảnh làm công ăn lương, “nhìn mặt sếp mà sống” nên mạnh dạn “ra riêng”, đi lên bằng chính thực lực của mình. Họ không ngại làm bất cứ việc gì, chỉ cần ᴋɪếᴍ tiền chân chính là sẽ nỗ lực, cố gắng. Còn bạn, đã từng chứng kiến những trường hợp người trẻ start-up thành công chưa, cùng chia sẻ nhé!